phan-tich-tu-tuong-nhan-nghia-duoc-the-hien-trong-binh-ngo-dai-cao-cua-nguyen-trai

Kho tài liệu văn học và bài tập làm văn hàng đầu Việt Nam

Phân tích tư tưởng nhân nghĩ


Kho tài liệu văn học và bài tập làm văn hàng đầu Việt Nam

Phân tích tư tưởng nhân nghĩa được thể hiện trong Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi

Hà Anh
09/12/2018 Văn mẫu lớp 10

286 Views

Phân tích tư tưởng nhân nghĩa được thể hiện trong Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi

Hướng dẫn

Bình ngô đại cáo là tác phẩm Nguyễn Trãi thay mặt vua Lê Lợi viết để tổng kết về cuộc kháng chiến chống quân Minh. Trong tác phẩm không chỉ thể hiện niềm tự hào về sức mạnh của dân tộc mà còn thể hiện tư tưởng nhân nghĩa rõ nét, anh chị hãy phân tích tư tưởng nhân nghĩa được thể hiện trong Bình ngô đại cáo.

I. Dàn ý chi tiết cho đề phân tích tư tưởng nhân nghĩa trong Bình ngô đại cáo

Giới thiệu tác giả, tác phẩm và tư tưởng nhân nghĩa trong Bình Ngô đại cáo: Tác phẩm “Bình Ngô đại cáo” của Nguyễn Trãi được coi là bản Tuyên ngôn độc lập thứ hai của nước Việt Nam ta, sau bài thơ “Nam quốc Sơn hà” của Lý Thường Kiệt

Ý nghĩa của tư tưởng nhân nghĩa trong Bình Ngô đại cáo: Có thể nói, trải qua bao nhiêu năm thăng trầm của lịch sử, tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi vẫn còn vẹn nguyên giá trị. Đây là một tư tưởng rất hiện đại và phù hợp với thời đại mà cho tới sau này

II. Bài tham khảo cho đề phân tích tư tưởng nhân nghĩa trong Bình ngô đại cáo

Tác phẩm “Bình Ngô đại cáo” của Nguyễn Trãi được coi là bản Tuyên ngôn độc lập thứ hai của nước Việt Nam ta, sau bài thơ “Nam quốc Sơn hà” của Lý Thường Kiệt. Những câu thơ hùng hồn, hào sảng và đanh thép đã góp phần nhấn mạnh tư tưởng nhân nghĩa chủ đạo trong bài cáo.

Nhân nghĩa đã tồn tại từ lâu trong tư tưởng của người dân nước Nam. Đối với Nho giáo, nhân nghĩa chính là mối quan hệ tốt đẹp giữa người với người. Nhưng với Nguyễn Trãi, quan điểm nhân nghĩa của ông trước hết là cốt “yên dân”:

“Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân

Quân điếu phạt trước lo trừ bạo”

Hai câu thơ trên đã khái quát được tư tưởng nhân nghĩa lớn lao của Nguyễn Trãi. Muốn có được đất nước thống nhất, hòa thuận trước hết cần phải lo cho “yên dân”. Dân “yên” là dân được sống trong yên ổn, ấm no, hạnh phúc, hòa bình, có được như vậy đất nước mới có thể phát triển. Nguyễn Trãi đã lấy dân làm gốc, coi dân là trụ cột của quốc gia, trên con thuyền đưa đất nước đi lên và phát triển, người chèo thuyền là nhân dân và người lật thuyền cũng là nhân dân. Trong những cuộc chiến của dân tộc, nhân dân là lực lượng quyết định sự thắng bại, nếu dân mạnh, lòng dân yên thì ắt sẽ hợp thành một sức mạnh vô biên đánh tan mọi kẻ thù xâm lược. Nguyễn Trãi luôn tin tưởng vào những đạo lí luân thường, xem những hành động bạo tàn của các nước xâm lược sẽ bọ trừng phạt thích đáng. Trong tư tưởng của Nguyễn Trãi, không có chuyện cầu hòa hay nhân nhượng, thỏa hiệp mà nhất định phải dùng lòng dân và sức dân để chiến đấu:

“Đem đại nghĩa thắng hung tàn

Lấy chí nhân thay cường bạo”

Đối với ông, việc nhân nghĩa, chính nghĩa sẽ luôn chiến thắng trước việc gian ác, hung tàn và ngang ngược. Và lịch sử đã chứng minh rất rõ điều đó, nền văn hiến của nước talà do chính nhân dân ta xây dựng, phải trải qua hàng ngàn năm lịch sử đầy biến cố, những mất mát và đau thương của chiến tranh mới có được. Sức mạnh nhân nghĩa của nhân dân ta đã làm nên những chiến thắng vang dội non sông:

“Ngày mười tám, trận Chi Lăng, Liễu Thăng thất thế…

Ngày hăm lăm, bá tước Lương Minh bại trận tử vong”

Những chiến thắng vang dội, chói sáng và oanh liệt đó chính nhờ sự đoàn kết, tư tưởng nhân nghĩa của nhân dân ta. Không phải dân tộc nào cũng có thể làm được như vậy, đối với dân tộc ta, chỉ có những người lãnh đạo đứng đầu biết lấy dân làm gốc, đất nước do dân và vì dân mới thực sự vững bền và thịnh vượng. Tư tưởng nhaan nghĩa còn thể hiện ở thái độ đối với quân xâm lược khi thất thủ, dân ta không giết hại mà còn cho đường thoát thân, đó là tinh thần nhân nghĩa không triệt đường của kẻ khác.

Có thể nói, trải qua bao nhiêu năm thăng trầm của lịch sử, tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi vẫn còn vẹn nguyên giá trị. Đây là một tư tưởng rất hiện đại và phù hợp với thời đại mà cho tới sau này, Chủ tịch Hồ Chí Minh vẫn kế thừa và phát huy “Lấy dân làm gốc”.

Theo Vanmautuyenchon.com

Tags chiến thắng chiến tranh giới thiệu hành động hanh phuc hiện đại hồ chí minh hòa bình Lý Thường Kiệt Nam quốc sơn hà Nguyễn Trãi phân tích quan điểm Tuyên ngôn độc lập

16/08/2019

16/08/2019

16/08/2019

16/08/2019

16/08/2019

16/08/2019

Kể về khoảnh khắc mới vào trường THPT của em

Kể về khoảnh khắc mới vào trường THPT của em Bài làm Hôm nay, tôi …

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *