phan-tich-tac-pham-cau-ca-mua-thu-ngu-van-lop-11

Kho tài liệu văn học và bài tập làm văn hàng đầu Việt Nam

Phân tích tác phẩm Câu Cá Mù


Kho tài liệu văn học và bài tập làm văn hàng đầu Việt Nam

Phân tích tác phẩm Câu Cá Mùa Thu -Ngữ văn lớp 11

Hà Anh
02/09/2018 Văn mẫu lớp 11

415 Views

Phân tích tác phẩm Câu Cá Mùa Thu -Ngữ văn lớp 11

Hướng dẫn

CÂU CÁ MÙA THU

(Thu điếu)

I.- NHỮNG TRI THỨC BỔ TRỢ

1.Về tác giả và thời điểm tác phẩm ra đời

Nguyễn Khuyến (1835 – 1909) hiệu là Quế Sơn, lúc nhỏ tên là Nguyễn Thắng, sinh tại quê ngoại – xã Hoàng Xá (nay là Yên Trung), huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định, lớn lên sống ở quê nội – làng Và, xã Yên Đổ, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam. Ông xuất thân trong một gia đình nhà nho nghèo. Nguyễn Khuyến trưởng thành, đỗ đạt cao và ra làm quan giữa lúc đất nước ta bị thực dân Pháp xâm chiếm. Ông chỉ làm quan hơn mười năm rồi về quê nhà ở ẩn không họp tác với chính quyền thực dân Pháp. Các nhà nghiên cứu cho rằng ba bài thơ thu tả cảnh thu với những nét đặc biệt của mùa thu vùng đồng bằng Bắc Bộ quê hương ông. Nghĩa là chúng được Nguyễn Khuyến sáng tác khi ông về quê ở Hà Nam.

2.Mùa thu trong thi ca trung đại

Mùa thu là đề tài yêu thích trong thi ca trung đại. Vì thế nhà thơ dễ mô phỏng cách tả của các tác giả khác mà thiếu sáng tạo. Chẳng hạn, như nhà thơ Xuân Diệu từng nhận xét, nhiều bài thơ thu xưa thường tả cây ngô đồng vì thơ cổ Trung Quốc cô câu nổi tiếng “Ngô đồng nhất diệp lạc – Thiên hạ cộng tri thu” (Một lá ngô đồng rụng – Thiên hạ đều biết thu đến). Cúc cũng là một hình ảnh phổ biến của thơ thu xưa. Bài thơ Câu cá mùa thu của Nguyễn Khuyến đã tránh được nhiều công thức tả thu và có tính sáng tạo độc đáo.

II- PHÂN TÍCH TÁC PHẨM

1.Nhân vật trữ tình

Trong bài thơ này, chủ ngữ thường bị tỉnh lược nên ta chỉ có thể suy đoán đó là ngưòi đang ngồi câu cá trên chiếc thuyền bé tẻo teo, đó cũng là chủ thể của hành động “tựa gối buông cần”. Người đi câu nhưng phân tâm, không để ý đến việc câu mà dường như đang nghĩ đến việc khác nên mặc dù cá có nhiều dưới bèo nhưng không cắn câu. Nhân vật trữ tình là hình ảnh của tác giả, là một điển hình nghệ thuật, phản ánh tâm trạng chung của một tầng lớp nho sĩ trong bối cảnh đất nước ta bị rơi vào tay thực dân Pháp.

2.Quan hệ Cảnh và Tình trong bài thơ

Nguyên lí tả cảnh để thể hiện tình, tình nương tựa vào cảnh được thực hiện như thế nào ở bài thơ này? Ở nhiều bài thơ Đường luật đã học, có sự bày tỏ trực tiếp cảm xúc của nhàn vật trữ tình, ví dụ tiêu biểu là bài Độc Tiểu Thanh kí của Nguyễn Du. Nhưng trong bài Câu cá mùa thu, ta chỉ thấy tả cảnh, tâm sự, cảm xúc ẩn kín sau những câu tả cảnh chứ không thể hiện trực tiếp. Do đó, phân tích cảnh có ý nghĩa quan trọng để hiểu tình của nhân vật trữ tình.

Chú ý các yếu tố thuộc không gian và thòi gian của cảnh trong bài thơ.

-Về không gian: Trời xanh ngắt, tầng mây lơ lửng. Dưới mặt đất có ao nước lạnh lẽo, những làn sóng xanh biếc gợn nhẹ, những đám bèo, và dưới lớp bèo là những con cá chứng tỏ sự hiện diện của chúng bằng việc đớp động dưói chân bèo, chiếc thuyền câu mà trên đó, chắc hẳn người câu đang ngồi. Trên bờ là một ngõ nhỏ có trồng trúc quanh co vắng vẻ. Các yếu tố không gian tổng hợp lại thành một bức tranh mùa thu điển hình ở nông thôn Bắc Bộ (ao nhỏ, thuyền câu nhỏ, ngõ trúc nhỏ hẹp, quanh co, bầu trời thu xanh ngắt).

-Về thời gian: Xét về mùa, đây là mùa thu, khi thiên nhiên, đất trời ở Bắc Bộ đẹp nhất, mát mẻ, dễ chịu nhất trong năm. Nhưng thời gian trong cảm nhận của con người ở đây dường như ngưng đọng. Các dạng hoạt động có nhịp điệu chậm chạp: sóng gợn lăn tăn, lá vàng khẽ bay trong gió, mây lơ lửng, ngõ vắng teo (rất ít người qua lại), tiếng cá đớp nhẹ dưới chân bèo. Người ngồi câu cũng có tư thế gần như bất động: “Tựa gối buông cần lâu chẳng được”. Nhịp thời gian ngưng đọng đó gọi ấn tượng về sự nhàn nhã của cuộc sống ẩn dật.

-Về con người: Trong bức tranh thu, con người dưòng như ẩn kín sau cảnh vật, hoà tan vào thiên nhiên, đất trời. Giống như trong bài thơ Uống rượu mùa thu (Thu ẩm), chỉ tả ngôi nhà chứ không kể người ngồi trong nhà (Năm gian nhà cỏ thấp te) ; ở bài thơ này, chỉ thấy chiếc thuyền câu bé nhỏ chứ không nhắc đến người ngồi thuyền, chỉ nói đến hành động “tựa gối buông cần” mà không nhắc đến ai là người ngồi câu. Tâm sự của nhân vật trữ tình ẩn kín sau bức tranh thiên nhiên mùa thu. Để hiểu tâm sự ấy, cần vận dụng cả nhừng tri thức nằm ngoài văn bản bài thơ này, chẳng hạn như tâm sự thể hiện trong các bài thơ thu khác của Nguyễn Khuyến.

Nhận xét: Không gian và thời gian của bài thơ tạo nên một ấn tượng về cuộc sống ẩn dật, xa rời nhịp sống hối hả của đời thường. Chỉ có thiên nhiên trong sạch, yên tĩnh: ao nước trong veo, bầu trời xanh ngắt, ngõ vắng vẻ. Tác giả – nhân vật người câu cá – tưởng như đang hưởng cảnh nhàn nhã. Chi tiết cá đớp động dưới chân bèo trong khi người câu tựa gối buông cần lâu chẳng được có thể hiểu theo hai nghĩa: (1) người câu đang theo đuổi những ý nghĩ thầm kín, riêng tư nào đó mà không quan tâm đến hành động câu cá, chỉ khi tiếng cá quẫy dưới chân bèo mới kéo người câu quay trở lại vói việc câu cá của mình ; (2) người đi câu không quan tâm đến việc câu cá nên không để ý đến kết quả của việc câu, dưới ao vẫn có cá quẫy nhưng người câu không cần cá cắn câu. Dẫu hiểu theo cách nào thì ta cũng thấy nhà thơ về ở ẩn ở quê nhà để giữ trọn nhân cách của mình nhưng tấm lòng ông vẫn cứ canh cánh một mối bận tâm. Bài thơ Thu vịnh có bộc lộ târn sự sâu kín ấy qua câu “Nghĩ ra lại thẹn với ông Đào”, chúng ta có thể nghĩ người câu cá bận lòng về thời cuộc, về thế ứng xử đạo đức trong bối cảnh đất nước mất tự do.

Tình yêu, sự gắn bó tha thiết của tác giả vói quê hương bộc lộ khá rõ qua những quan sát hiện thực cụ thể, sinh động. Như trên đã nói, cảnh thu ở bài thơ không rơi vào công thức, khuôn sáo mà bao gồm những cảnh hiện thực, rất tiêu biểu cho cảnh thu của vùng nông thôn đồng bằng Bắc Bộ với những ao vũng, những con đường làng nhỏ hẹp, quanh co, màu trời xanh ngắt cao vời vợi khi mùa thu về. Phải là người gắn bó, yêu mến những cảnh vật ấy thì chúng mới đi vào thơ một cách tự nhiên như vậy.

3.Ngôn ngữ nghệ thuật

Nghệ thuật sử dụng tiếng Việt của tác giả đã đạt đến sự tinh tế, điêu luyện. Bài thơ không dùng điển tích, điển cố hoặc từ ngữ khó hiểu. Các từ được khai thác để diễn đạt các cảm giác khác nhau về mùa thu khơi gọi kinh nghiệm nơi người đọc. Mùa thu hiện lên qua các giác quan. Mắt nhìn thấy: màu vàng của lá thu, màu xanh ngắt của trời thu, nước trong veo, làn sóng xanh biếc, con ngõ quanh co, vắng vẻ. Thân thể rùng mình vì cái lạnh của ao nước mùa thu. Tai nghe thấy tiếng bay vèo của lá vàng trước gió, tiếng cá đớp dưới lớp bèo. Những cảm giác của các giác quan này đã truyền cảm nhận về mùa thu của tác giả thông qua kinh nghiệm sống của độc giả, nên sống động, được chia sẻ mạnh mẽ.

Các từ láy sử dụng trong bài thơ góp phần tạo nên ấn tượng nhẹ nhàng, chậm chạp, yên tĩnh, vắng vẻ của cảnh thu: lạnh lẽo, tẻo teo, lơ lửng, quanh co. Vần eo tạo cảm giác thu nhỏ, xa vắng (nhiều tính từ, trạng từ vần eo gợi cảm giác này: cheo leo, heo hút, tẻo teo,…). Cảnh thu nhìn từ quan điểm của một nhà nho ẩn dật đã được diễn tả bằng yếu tố tạo hình, tạo ấn tượng của từ ngữ rất thành công.

XEM THÊM PHÂN TÍCH TÁC PHẨM TỰ TÌNH NGỮ VĂN LỚP 11 TẠI ĐÂY

Theo Baivanhay.com

17/04/2022

29/08/2021

29/08/2021

29/08/2021

30/07/2019

30/07/2019

Tác giả, tác phẩm, ý nghĩa nhan đề bài thơ Tự Tình Hồ Xuân Hương

Tác giả, tác phẩm, ý nghĩa nhan đề bài thơ Tự Tình Hồ Xuân Hương …

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *