Nội Dung Bài Thơ Hoa Gạo Lớp 1

? ꋖꀍơ ꀍꁲꂖ

Bài Thơ Hoa Gạo Lớp 1 ❤️️ Nội Dung, Hình Ảnh, Giáo Án
Bài Thơ Hoa Gạo Lớp 1 ❤️️ Nội Dung, Hình Ảnh, Giáo Án ✅  Hình Ảnh Hoa Gạo Nở Đỏ Rực Cả Một Vòm Trời Như Nhắc Ta Mùa Thi Đa


? ꋖꀍơ ꀍꁲꂖ

Bài Thơ Hoa Gạo Lớp 1 ❤️️ Nội Dung, Hình Ảnh, Giáo Án

Bài Thơ Hoa Gạo Lớp 1 ❤️️ Nội Dung, Hình Ảnh, Giáo Án ✅  Hình Ảnh Hoa Gạo Nở Đỏ Rực Cả Một Vòm Trời Như Nhắc Ta Mùa Thi Đang Gần Kề.

NỘI DUNG CHÍNH

Bài thơ Hoa gạo
Tác giả: Nguyễn Lãm Thắng

Một màu rực rỡ

Nhuộm đỏ tháng ba

Mùa hoa gạo nở

Rụng đầy lối qua




Ai làm ra gạo

Không phải lúa đâu

Nắng làng quê đấy

Ẩn mình bấy lâu




Nắng vào lòng đất

Rồi lên thân cây

Đợi ngày mở mắt

Nở ra cánh dày




Cũng như bé đấy

Chăm chỉ không thôi

Mùa thi nở rộ

Những hoa điểm mười.




Tặng Bạn ?Bài Thơ Đàn Kiến ? Nội Dung, Hình Ảnh, Giáo Án

Tranh + Hình Ảnh Bài Thơ Hoa Gạo Sách Giáo Khoa

Giáo Án Bài Thơ Hoa Gạo Lớp 1

Giáo Án Bài Thơ Hoa Gạo Lớp 1

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Phát triển năng lực đặc thù
a. Phát triển NL ngôn ngữ:



 – Nghe

 – viết đúng đoạn trích bài thơ Hoa gạo Biết trình bày có thẩm mỹ bài thơ .

 – Làm đúng bài tập chính tả




b. Phát triển NL văn học:

 – Có ý thức thẩm mỹ khi trình bày bài thơ,

 – cảm nhận ý nghĩa đẹp của bài thơ đã viết.


2. Phát triển năng lực chung và phẩm chất:

 – NL tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác.

 – Bồi dưỡng phẩm chất nhân ái.

 – Bài học rèn cho HS tính kiên nhẫn, cẩn thận.




II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
1. Đối với giáo viên


  – Máy tính,

  – ti vi.


2. Đối với học sinh

  – SGK,

  – vở bài tập Tiếng Việt

  – bảng con




III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
 1. HĐ1: Khởi động, (5 phút)
 a. Mục tiêu:



   – Củng cố nề nếp học tập,

   – rèn luyện tính cẩn thận,

   – kiên nhẫn khi làm BT.

b.Cách tiến hành:

   – GV cho cả lớp hát và vận động bài: Đi nhà trẻ.

   – Giới thiệu bài và ghi mục bài trên bảng: Bài viết 1: Nghe – Viết: Mai con đi nhà trẻ.












 2. HĐ2:

   – Nghe

   – viết (20 phút)

 a. Mục tiêu:

   – viết lại chính xác đoạn trích bài thơ Mai con đi nhà trẻ.

   – hiểu cách trình bày một bài thơ 5 chữ

   – chữ đầu mỗi dòng thơ viết hoa

   – lùi vào 3 ô li tính từ lề vở.












 b. Cách tiến hành: GV nêu nhiệm vụ.

   – GV đọc trong SGK bài thơ HS cần nghe

   – viết: đoạn trích bài thơ

           Một màu rực rỡ

           Nhuộm đỏ tháng ba

           Mùa hoa gạo nở

           Rụng đầy lối qua










           Ai làm ra gạo

           Không phải lúa đâu

           Nắng làng quê đấy

           Ẩn mình bấy lâu

     yêu cầu cả lớp nhìn SGK, đọc thầm theo.

   – GV mời 2 HS đọc lại bài thơ trước lớp.

   – GV đặt câu hỏi và hướng dẫn HS nhận xét bài thơ:

   – GV gọi một số HS trả lời câu hỏi, yêu cầu cả lớp lắng nghe, nhận xét.

   – GV nhận xét, chốt đáp án, hướng dẫn HS chuẩn bị viết.

   – GV đọc cho HS viết những từ ngữ khó trong bài thơ vào bảng con.
















 d. Đọc cho HS viết

   – GV yêu cầu HS nghe GV đọc viết đúng bài vào vở.

   – GV theo dõi, uốn nắn, kèm cặp HS viết


 e. Chấm chữa bài

   – GV chấm, chữa bài

   – GV yêu cầu HS đọc lại bài, tự chữa lỗi bằng bút chì ra lề vở hoặc vào cuối bài chép.

   – GV nhận xét, đánh giá 5 – 7 bài về các mặt: nội dung, chữ viết, cách trình bày; yêu cầu cả lớp lắng nghe, tự sửa bài của mình.




 3. Luyện tập theo văn bản đọc.

   – Gọi HS đọc lần lượt các yêu cầu sgk

   – Cho HS trả lời câu hỏi

   – Tuyên dương, nhận xét.

   – Yêu cầu 2: HDHS đặt câu với từ vừa tìm được.

   – GV sửa cho HS cách diễn đạt.

   – Yêu cầu HS viết câu vào bài

   – Nhận xét chung, tuyên dương HS.












 4. Củng cố, dặn dò:

   – Hôm nay em học bài gì?

   – GV nhận xét giờ học.

   – dặn dò HS về nhà học bài và chuẩn bị bài mới




Thohay.vn Chia Sẽ ?Bài Thơ Mẹ Của Em ? Nội Dung, Hình Ảnh, Giáo Án