Kho tài liệu văn học và bài tập làm văn hàng đầu Việt Nam
Phân tích đoạn trích Cảnh ng
Kho tài liệu văn học và bài tập làm văn hàng đầu Việt Nam
Phân tích đoạn trích Cảnh ngày xuân của tác giả Nguyễn Du
Hà Anh
06/09/2018 Văn mẫu lớp 9
128 Views
Phân tích đoạn trích Cảnh ngày xuân của tác giả Nguyễn Du
Bài làm
Thiên nhiên luôn là một đề tài bất hủ trong thơ ca, nó không chỉ là trung tâm của cái đẹp mà còn là nơi gửi gắm những nỗi niềm của con người. Đối với Nguyễn Du cũng không là ngoại lệ. Trong tác phẩm “ Truyện Kiều” Nguyễn Du đã dành rất nhiều câu thơ để miêu tả thiên nhiên. Đặc biệt ở đoạn trích “ Cảnh ngày xuân” với bút pháp miêu tả giàu chất tạo hình Nguyễn Du đã vẽ lên trước mắt người đọc một bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp.
Bốn câu thơ đầu tiên là bức tranh khung cảnh thiên nhiên với những nét đặc trưng riêng của mùa xuân:
“Ngày xuân con én đưa thoi
Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi
Cỏ non xanh tận chân trời
Cành lê trắng điểm một vài bông hoa”
Tác giả đã vẽ lên một bức tranh mùa xuân thật đẹp với những chi tiết tiêu biểu, đặc trưng. Hai câu thơ đầu gợi tả cảnh mùa xuân với thời gian và không gian riêng. Tác giả sử dụng một hình ảnh ẩn dụ “ con én đưa thoi” không chỉ giúp người đọc hình dung cảnh mùa xuân rất đặc trưng với những đàn chim én mà còn gợi ra thời gian trôi qua rất nhanh. “Thiều quang”là hình ảnh hoán dụ chỉ cảnh ngày xuân với ánh sáng đẹp đã trôi qua, đã qua tháng giêng, tháng hai và bây giờ đã là tháng ba. Tiết trời trong xanh, từng con én bay liệng chao nghiêng trên bầu trời gợi ra một không gian thoáng đãng, gợi lên nhịp điệu sôi dộng của mùa xuân đồng thời còn gợi tả một cảm giác tiếc nuối khi thời gian trôi quá nhanh. Bức họa tuyệt đẹp của mùa xuân được hiện lên ở hai câu thơ tiếp theo:
“Cỏ non xanh tận chân trời
Cành lê trắng điểm một vài bông hoa”
Nền của bức tranh là màu xanh non bát ngát tơi tận chân trời của đồng cỏ. Trên cái nền xanh dịu mát ấy điểm xuyết một vài bông hoa lê trắng. Màu trắng và màu xanh hài hòa gợi cảm giác mênh mông mà không quạnh vắng, trong sáng mà trẻ trung, nhẹ nhàng mà thanh khiết. Đặc biệt động từ “ điểm” làm cho bức tranh không chỉ trong sáng tinh khôi mà còn trở nên có hồn, sinh động hơn. Với ngòi bút chấm phá tài hoa, Nguyễn Du đã vẽ lên một bức tranh xuân đẹp tuyệt vời với không gian mênh mông và tràn đầy sức sống.
Tám câu thơ tiếp theo là khung cảnh lễ hội trong tiết thanh minh:
“Thanh minh trong tiết tháng ba
Lễ là tảo mộ hội là đạp thanh”
Tiết thanh minh gồm phần lễ và phần hội. Tảo mộ là viếng mộ, sửa sang, quét dọn, thắp hương cho những phần mộ của người đã khuất. Hội đạp thanh tức là dẫm lên cỏ xanh – lễ hội du xuân nơi đồng quê thanh bình. Bốn câu thơ tiếp theo là không khí lễ hội rộn rang, đông vui, náo nức. Tác giả sử dụng một loạt các từ láy: “ nô nức”, “ dập dìu”, “ sắm sửa” cùng với đó là những từ Hán Việt: “ tài tử”, “giai nhân”, “ yến anh” chỉ những trai tài, gái sắc với dáng điệu ung dung, khoan thai. Cách nói ẩn dụ “ nô nức yến anh” gợi hình ảnh đoàn người du xuân nhộn nhịp. Nhưng đẹp nhất chính là những nam thanh nữ tú, họ chính là cái hồn của bức tranh xuân.
“Ngổn ngang gò đống kéo lên
Thoi vàng vó rắc tro tiền giấy bay”
Đó là cảnh dòng người đi lễ hội vừa đi vừa rắc những thôi vàng mã, đốt giấy tiền để cúng những linh hồn đã mất. Đây là một truyền thống văn hóa tâm linh của một số nước phương Đông. Câu thơ thoáng một nét buồn. Phải chăng đó chính là trái tim đầy tình thương mà đại thi hào dành cho những người đã khuất.
Cuộc vui nào cũng đến hồi kết. Sáu câu thơ cuối là cảnh chị em Thúy Kiều du xuân trở về. Cảnh đẹp nhưng mang nét u buồn vì nhuốm màu tâm trạng của con người:
“Tà tà bóng ngả về tây
Chị em thơ thẩn dan tay ra về”
Nhịp thơ chậm rãi giống như những bước chân nhẹ nhàng của con người với nỗi lòng man mác lưu luyến khi hội đã tan. Chị em Thúy Kiều ra về lúc chiều tà bóng xế. Cảnh vật vẫn thanh nhẹ nhưng chuyển động một cách từ từ, chậm rãi. Từ láy “ tà tà”, “ thơ thẩn” góp phần diễn tả tâm trạng nuối tiếc bâng khuâng của con người. Chị em Thúy kiều cùng dòng người chậm rãi ra về sau lễ hội dường như tạo cho cảnh thiên nhiên cũng như nhỏ lại, chầm chậm theo: dòng suối nhỏ, chiếc cầu be bé, dòng nước lững lờ trôi. Không còn không khí rộn rang của lễ hội nữa mà thay vào đó là sự “ thơ thẩn” của con người. Cái “ nao nao” của dòng nước hay cũng chính là tâm trạng bâng khuâng, xao xuyến của con người.
Bằng ngòi bút miêu tả tinh tế và tài hoa của Nguyễn Du đoạn trích “ Cảnh ngày xuân” đã vẽ lên một bức tranh thiên nhiên vô cùng tươi đẹp về mùa xuân. Cảnh hiện lên trong sáng tinh khôi và tràn đầy sức sống nhưng cũng là nơi gửi gắm bao nỗi niềm của tác giả. Điều đó càng cho thấy bút pháp tả cảnh ngụ tình đầy thuyết phục của Nguyễn Du.
17/04/2022
06/01/2022
06/01/2022
06/01/2022
06/01/2022
06/01/2022
Phân tích bài Đấu tranh cho một thế giới hòa bình
Phân tích bài Đấu tranh cho một thế giới hòa bình Bài viết văn của …
Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *
App
Văn mẫu tổng hợp
dùng trên điện thoại với hơn 30.000 bài văn mẫu hay nhất, giải bài tập văn SGK, soạn văn đầy đủ chi tiết.
Kho tài liệu văn học và bài tập làm văn hàng đầu Việt Nam
Phân tích đoạn trích Cảnh ng