phan-tich-bai-tho-tieng-sao-thien-thai-cua-the-lu

6 Likes comments off

Kho tài liệu văn học và bài tập làm văn hàng đầu Việt Nam

Phân tích bài thơ Tiếng sáo


baivanhayKho tài liệu văn học và bài tập làm văn hàng đầu Việt Nam

Phân tích bài thơ Tiếng sáo thiên thai của Thế Lữ

Hà Anh
02/09/2018 Văn mẫu lớp 11

181 Views

Phân tích bài thơ Tiếng sáo thiên thai của Thế Lữ

Hướng dẫn

Phân tích bài thơ Tiếng sáo thiên thai của Thế Lữ

Thế lữ là một nhà thơ có tài và có những sáng tác chân thực nhất. Những sáng tác của ông vừa mang tính thời đại lại mang được những dáng dấp của nối buồn cái tôi tác giả. Là một trong những trụ cột của tờ Phong Hóa, Thế Lữ ngày càng chứng tỏ được tài năng và vị trí của mình trong lòng độc giả. Và một trong những sáng tác tiêu biểu của ông chính là “tiếng sáo thiên thai”- vẻ đẹp bình dị và tiêu biểu

Mở đầu bài thơ là những hình ảnh thiên nhiên tươi đẹp và mơn mởn của cảnh mùa xuân với ướt át cỏ tươi và những hình ảnh tươi mới

Ánh xuân lướt có xuân tươi

Bên rừng thổi sáo một hai Kim Đồng

Hình ảnh thiên nhiên hiện ra với vẻ thật tươi non và những cảm nhận của mùa xuân thật tyệt diệu. xuân tới chính là thời khắc của những chồi non đâm chồi nảy lộc những cảnh vật xung quanh được bồi thêm nhựa sống mới.

Và hình ảnh thiên nhiên chính là làm nền cho hình ảnh của chàng trai mục động với trên tay chiếc sáo quen thuộc đã làm cất lên những giai điệu êm ái những hình ảnh đó khiến cho chúng ta quay về với những hình ảnh của đồng quê đang đổi mới

Nhưng trước cảnh tượng đẹp đẽ như thế tâm hồn con người lại có những cảm xúc khó tả không thể hiểu nổi tại sao một cái tôi của Thế Lữ lại có thể buồn như thế:

Tiếng đưa hiu hắt bên lòng

Buồn ơi xa vắng mênh mông là buồn”

Không nói bóng nói gió là trong khung cảnh thiên nhiên thì phong cảnh thiên đó lại khiến cho tâm hồn con người trở nên xao động. Tác giả đã nói một cách trực tiếp răng chính hình ảnh và âm thanh của tiếng sáo mục đồng lại khiến cho một người thi sĩ lại có một nỗi buồn mênh mông đến vậy.

Nỗi buồn đó khiến cho chúng ta có thể lý giải được đó là nỗi buồn của một thi nhân trươc khung cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp hay là cái buồn giống như những nhà thi sĩ cùng thời.

Tiếng sáo ấy lại khơi gợi tới những khung cảnh cũng như hình ảnh vô cùng thi vị:

Theo chim, tiếng sáo lên khơi,

Lại theo dòng suối bên người Tiên Nga.

Khi cao, vút tận mây mờ,

Khi gần, vắt vẻo bên bờ cây xanh,

Êm như lọt tiếng tơ tình,

Đẹp như Ngọc Nữ uốn mình trong không,

Một cách tinh tế nhất tác giả đã vẻ ra khung cảnh và cung bậc của cảm xúc của tiếng sáo ở mỗi khung mỗi hình mỗi thứ đều hiện ra với nhiều vẻ đặc sắc thú vị. chúng ta có thể thấy được tiếng sáo ấy lúc thì vút lên theo tiếng chim lúc lại rì rào bên suối. và âm thanh ấy như vọng từ mấy tầng cao về nơi chốn thiên nhiên bồng lai. động từ vắt vẻo như miêu tả một cách sinh động hình ảnh của tiếng sáo làm lay động tới người đọc như lúc thì chăng tơ nơi ngọn cỏ lúc lại vút lên thành một giai điệu vô cùng

Tiếng sáo ấy không chỉ mang tơi cho con người ta những cảm nhận về âm thanh mà còn mang tơi cả những hình ảnh của âm thanh, nói ra có vẻ hơi độc và lạ nhưng chính cách thể hiện đầy sáng tạo này thì hình ảnh của chàng trai mục đồng và cây sáo sẽ lấy đi nhiều cảm xúc ở nơi độc giả. Người thi sĩ như muốn thoát khỏi thế giới trần tục nhưng lại đau đớn thay không thể rời khỏi nó.

Bài thơ là cách mà nhà thơ đã bộc lộ những tình cảm và cảm xúc của mình trước cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp. Và những âm thanh khi trầm khi bổng của tiếng sáo thiên thai như dẫn dụ con người ta thoát khỏi cuộc sống nơi chốn trần gian đầy khổ ải bon chen. Tiếng lòng của người thi sĩ cũng từ đó mà cất lên da diết.

Nguồn: Bài văn hay

Theo Baivanhay.com

17/04/2022

29/08/2021

29/08/2021

29/08/2021

30/07/2019

30/07/2019

Tác giả, tác phẩm, ý nghĩa nhan đề bài thơ Tự Tình Hồ Xuân Hương

Tác giả, tác phẩm, ý nghĩa nhan đề bài thơ Tự Tình Hồ Xuân Hương …

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *