Kho tài liệu văn học và bài tập làm văn hàng đầu Việt Nam
Phân tích bài thơ Bài Ca Ngấ
Kho tài liệu văn học và bài tập làm văn hàng đầu Việt Nam
Phân tích bài thơ Bài Ca Ngất Ngưởng của Nguyễn Công Trứ
Hà Anh
06/01/2022 Bài văn hay
528 Views
Phân tích bài thơ Bài ca ngất ngưởng của Nguyễn Công Trứ
Bài làm
Nguyễn Công Trứ được coi là một trong những nhân vật rất có tiếng tăm trong thời kỳ mà ông còn sống. Là một người có bản ngã con người cá nhân rất cao. Thơ văn ông viết về đời cũng nhiều mà viết về mình cũng nhiều. Bài ca ngất ngưởng là một trong những sáng tác mà ông tự viết về bản thân mình, nói lên những cảm quan của ông về thế sự cũng như thể hiện chính bản năng của ông, không giấu giếm, chẳng suy nghĩ phải câu nệ với đời. Bài thơ Bài ca ngất ngưởng là một trong những sáng tác thể hiện vô cùng xác thực phong cách thơ văn cũng như con người của ông.
Bao trùm lên bài thơ là hình tượng về Nguyễn Công Trứ – một con người được coi là có phong cách sống vô cùng “ngất ngưởng”. Ngất ngưởng ở đây có thể coi là một động từ nói về hành động của con người hoặc sự vật đang ở tư thế không vững chắc, lắc lư, nghiêng ngả như chực ngã. Nhưng với Nguyễn Công Trứ, đó không phải cái để khẳng định con người ông không vững vàng hay thiếu chính kiến, hành động như thể bản năng mà cái ngất ngưởng đó là từ một con người nhìn đời, nhìn người bằng con mắt hiểu lẽ đời, không áp đặt, có lối sống tự do, phóng thoáng, không cần câu lệ, không sợ việc bị nhận định, dèm pha. Nguyễn Công Trứ là một con người tài năng, không chỉ trong lĩnh vực chính trị – quân sự mà ông cũng nổi tiếng gần xa với tài chữ nghĩa văn chương. Và Nguyễn Công Trứ cũng rất hiểu mình, hiểu được bản năng và bản ngã của bản thân. Chính vì vậy, ông rất có ý thức với cái tôi cá nhân, đó cũng chính là một trong những nguyên nhân hình thành nên tính cách “ngất ngưởng” của ông.
Mở đầu bài thơ, cái chất trong thơ cũng như cái chất trong tâm hồn của nhân vật ấy được thể hiện một cách không thể gây bất ngờ hơn:
“Vũ trụ nội mạc phi phận sự”
Câu thơ Hán Việt thể hiện ý tứ thơ như một lời khẳng định, không có chuyện gì trong trời đất không phải phận sự của ông. Câu nói rất chắc, rất sảng, đầy phong độ, mang ý thức rõ ràng của một con người nhận thức được sâu sắc vị trí cũng như trách nhiệm của bản thân. Nguyễn Công Trứ là một người rất coi trọng chí hướng làm trai, chí hướng nam nhi. Đối với ông đã làm trai là phải có danh với trời đất, sống có tầm vóc và có trách nhiệm với non sông đất nước. Sống đẹp và có ích đối với ông là phải hướng đến lẽ sống tập thể tích cực. Và muốn thực hiện được điều đó, người làm trai phải có công danh, lập được nghiệp lớn thì mới làm nên việc đại sự. Câu thơ thứ hai: “Ông Hi Văn tài bộ đã vào lồng” nghe có vẻ khá mâu thuẫn với phong cách của ông, nhưng điều đó cũng khá thiết thực. Ông tự gọi mình là ông Hi Văn, tự coi mình là con người có tài và có thể làm nên việc lớn nhưng cũng tự thấy rằng, làm quan như việc bị nhốt vào lồng. Tuy nhiên, có làm quan mới có thể làm được những điều lớn lao.
“Khi thủ khoa, khi tham tán, khi tổng đốc Đông
Gồm thao lược đã nên tay ngất ngưởng
Lúc bình Tây, cờ đại tướng
Có khi về Phủ doãn Thừa Thiên”
Thái độ sống ngất ngưởng của ông Nguyễn Công Trứ không chỉ có từ khi ông đương thời có quyền lực, chức tước mà ngay cả khi về nghỉ hưu, không làm quan nữa, cái ngất ngưởng ấy vẫn được thể hiện, hơn nữa lại càng rõ rệt hơn cả. Phải chăng khi ra khỏi chốn quan trường, được tháo lồng sổ cũi, không còn phải chịu sự ràng buộc nữa thì ông càng trở nên “ngất ngưởng” nhiều hơn. Nhưng cách “ngất ngưởng” của ông khác người, khác đời quá. Trong cung cách sống cứ thích phô diễn sự ngược đời, người đời cưỡi ngựa thì ông lại cưỡi bò và đeo nhạc ngựa thung dung đi trong tư thế:
“Tây kiếm cung mà nên dạng từ bi
Gót tiên đeo đủng đỉnh một đôi dì
Bụt cũng nực cười ông ngất ngưởng”
Và không chỉ trong phong cách sống, mà trong cách nghĩ, cách cảm nhận về thế sự và cuộc đời của ông cũng đậm sự “ngất ngưởng”. Ông không bao giờ đánh đồng sự được mất, lúc nào cũng mang thái độ lạc quan, bình thản trước cuộc đời, không bao giờ nghĩ nhiều, không bao giờ phải thấy sầu muộn:
“Được mất dương dương người tái thượng
Khên chê phơi phới ngọn Đông phong”
Rồi trong xã hội phong kiến bao nhiêu luật lệ hà khắc cũng chẳng làm khó được ông, ông vẫn cứ ngông nghênh vượt qua hết những khuôn mẫu và lễ nghi, còn bình thản thể hiện trước bàn dân thiên hạ như một sự thách thức, như một sự chòng ghẹo cuộc đời. Khi mà những con người ở ngoài kia xã hội cứ phải đấu tranh thế này, thể hiện thế kia, không dám thế này, sợ sệt thế kia thì ông cứ:
“Khi ca, khi tửu, khi cắc, khi tùng
Không phật, không tiên, không vướng tục
Tuy nhiên, xét sau cùng ông là một người sống rất có đạo nghĩa:”Nghĩa vua tôi cho trọn đạo sơ chung”. Câu thơ vang lên như một lời khẳng định về một tính cách, một nhân phẩm, đó là ông luôn hướng mình suy nghĩ cho cái chung, luôn muốn dùng chính tài năng của mình để công hiến cho thời đại mình sống. Cái quan niệm: “Đã mang tiếng ở trong trời đất/ Phải có dạnh gì với núi sông” cũng đồng điệu với điều tâm niệm của ông ở trên
Kết thúc bài thơ, Nguyễn Công Trứ viết: “Trong triều ai ngất ngưởng như ông” câu thơ mang nghĩa rất lấp lửng, vừa như hỏi, vừa như trả lời, vừa như sự tự hào, lại vừa như sự tự trào, vừa là cách ông nhận xét về ông, nhưng cũng mang hàm nghĩa ông đang nói người đời. Ai có thể sống được như ông, dám sống như ông hay lại sợ hết cái nọ rồi lại sợ cái kia. Còn ông, cứ vô tư mà sống, cứ ngẩng cao đầu mà sống.
Cái ngất ngưởng đến ngạo nghễ của Nguyễn Công Trứ khiến nhiều người nghĩ ông ngạo mạn nhưng có nhiều người lại ngưỡng mộ vô cùng. Ngạo mạn chi khi ông nói được làm được. Khâm phục, ngưỡng mộ đúng thôi khi trên đời có mấy ai sống được đúng với bản ngã, đúng được với những tinh thần mà mình mong muốn hay vì cuộc đời xoay vần mà cứ phải gồng mình thể hiện này nọ. Nguyễn Công Trứ hơn đời, hơn người là ở chỗ ấy.
Minh Anh
Tags Bài ca ngất ngưởng bản thân cá nhân Cảm nhận con người hành động lối sống Nguyễn Công Trứ phân tích sống đẹp suy nghĩ tập thể
22/01/2022
22/01/2022
22/01/2022
06/01/2022
06/01/2022
06/01/2022
Soạn bài Sơn tinh Thủy tinh
Bài tập làm văn soạn bài Sơn tinh Thủy tinh lớp 6 bao gồm các …
Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *
App
Văn mẫu tổng hợp dùng trên điện thoại với hơn 30.000 bài văn mẫu hay nhất, giải bài tập văn SGK, soạn văn đầy đủ chi tiết.
Kho tài liệu văn học và bài tập làm văn hàng đầu Việt Nam
Phân tích bài thơ Bài Ca Ngấ