gioi-thieu-ve-tac-pham-uy-lit-xo-tro-ve-cua-tac-gia-ho-me

5 Likes comments off

Kho tài liệu văn học và bài tập làm văn hàng đầu Việt Nam

Giới thiệu về tác phẩm Uy-lí


baivanhayKho tài liệu văn học và bài tập làm văn hàng đầu Việt Nam

Giới thiệu về tác phẩm Uy-lít-xơ trở về của tác giả Hô- me

Hà Anh
09/12/2018 Văn mẫu lớp 10

280 Views

Giới thiệu về tác phẩm Uy-lít-xơ trở về của tác giả Hô- me

Hướng dẫn

Giới thiệu về đoạn trích Uy-lít-xơ trở về sẽ cung cấp những thông tin thú vị giá trị đoạn trích cũng như nội dung chính của cuốn sử thi đồ sộ Ô-đi-xê của Hi Lạp cổ đại. Các bạn hãy cùng tham khảo để có thêm những kiến thức bổ ích nhất nhé!

I. Vài nét về tác giả Hô-me-rơ

Hô-me-rơ là cha đẻ của nền thi ca Hy Lạp, người đã đặt những mẫu mực đầu tiên cả về nội dung và hình thức nghệ thuật cho nhiều tác phẩm văn học Hy Lạp. Nhắc đến tên tuổi Hô-me-rơ, không thể không kể đến hai sử thi nổi tiếng Iliad và Ô-đi-xê. Đoạn trích Uy-lít-xơ (trích sử thi Ô-đi-xê) rất tiêu biểu cho nghệ thuật sử thi Hô-me-rơ.

II. Giới thiệu về sử thi Ô-đi-xê và đoạn trích Uy-lít-xơ trở về

Sử thi “Ô-đi-xê” ra đời trong bối cảnh người Hy Lạp đang bắt đầu vươn mình ra biển cả rộng lớn để mở rộng địa bàn hoạt động của mình. Trong công cuộc khám phá và chinh phục đại dương bao la ấy, con người gặp không ít những khó khăn, thử thách. Để vượt qua được những thử thách ấy, con người không chỉ cần có lòng dũng cảm và sức mạnh thể chất mà còn cần có trí tuệ, sự khôn ngoan. Hình tượng Uy-lít-xơ trong sử thi Ô-đi-xê chính là biểu tượng cho sức mạnh trí tuệ của người Hy Lạp.

Không chỉ có thế, “Ô-đi-xê” ra đời khi xã hội Hy Lạp đang đứng trước ngưỡng của của chế độ chiếm hữu nô lệ, cùng với đó là sự chấm dứt của chế độ công xã thị tộc. Lối sống theo cộng đồng được thay thế bởi tổ chức gia đình, cùng với đó là sự xuất hiện của hôn nhân một vợ một chồng. Bối cảnh mới của thời đại đòi hỏi con người cần hình thành những phẩm chất đáng quý: sự gắn bó với quê hương, tình yêu thuỷ chung. Và quan niệm về tình yêu thuỷ chung đó cũng được thể hiện rất rõ trong “Uy-lít-xơ trở về”.

>>Cảm nhận của em về đoạn trích Uy- lít-xơ trở về – Văn mẫu lớp 10 tuyển chọn

“Uy-lít-xơ trở về” là đoạn trích thuộc khúc ca thứ 23 của sử thi “Ô-đi-xê”. Nội dung chính của đoạn trích là cuộc đoàn tụ của Uy-lít-xơ – người anh hùng của Hy Lạp trong cuộc chiến thành Tơ-roa với người vợ thân yêu của mình – nàng Pê-nê-lốp sau hai mươi năm chàng phiêu bạt khắp nơi kể từ chiến thắng thành Tơ-roa. Lúc này, sau quãng thời gian đợi chờ đằng đẵng, mòn mỏi, Pê-nê-lốp đã hết hy vọng về sự trở về của chồng và tin rằng Uy-lit-xơ đã chết. Không chỉ có vậy, nàng còn phải đối phó với 108 kẻ cầu hôn mà thực chất chỉ muốn chiếm lấy số tài sản của gia đình. Sau khi Uy-lít-xơ trở về quê hương, chàng đã giả dạng thành một người ăn mày đến tham dự cuộc thi bắn để chọn chồng của Pê-nê-lốp (thực chất đây cũng là một cách Pê-nê-lốp đối phó với bọn người cầu hôn). Chàng đã lập mưu để chiến thắng tất cả 108 kẻ cầu hôn Pê-nê-lốp, nhờ đó đoàn tụ với gia đình sau bao năm xa cách.

Đoạn trích “Uy-lít-xơ trở về” khắc hoạ cuộc đấu trí giữa Uy-lít-xơ và Pê-nê-lốp, từ đó ca ngợi phẩm chất trí tuệ và tình yêu chung thuỷ theo quan niệm của người Hy Lạp. Đoạn trích còn hấp dẫn người đọc bởi những biện pháp nghệ thuật đặc sắc: cách miêu tả nhân vật qua hành động, lời nói, cử chỉ song có chiều sâu, mang tính điển hình cho phẩm chất thời đại, cùng với đó là ngôn ngữ trong sáng, giọng kể chuyện chậm rãi, tha thiết và lối so sánh đuôi dài đặc sắc.

Với những giá trị nội dung và nghệ thuật đặc sắc đó, đoạn trích “Uy-lít-xơ trở về” nói riêng và “Ô-đi-xê” nói chung xứng đáng là những mẫu mực cho văn chương nhiều thế hệ.

Theo Vanmautuyenchon.com

Tags Cảm nhận chiến thắng con người dũng cảm gia đình giới thiệu hành động lời nói lối sống lòng dũng cảm quê hương thời gian tình yêu văn học

16/08/2019

16/08/2019

16/08/2019

16/08/2019

16/08/2019

16/08/2019

Kể về khoảnh khắc mới vào trường THPT của em

Kể về khoảnh khắc mới vào trường THPT của em Bài làm Hôm nay, tôi …

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *