gioi-thieu-ve-tac-pham-thang-long-thanh-hoai-co-cua-ba-huyen-thanh-quan

5 Likes comments off

Kho tài liệu văn học và bài tập làm văn hàng đầu Việt Nam

Giới thiệu về tác phẩm Thăng


baivanhayKho tài liệu văn học và bài tập làm văn hàng đầu Việt Nam

Giới thiệu về tác phẩm Thăng long thành hoài cổ của Bà Huyện Thanh Quan

Hà Anh
09/12/2018 Văn mẫu lớp 10

209 Views

Giới thiệu về tác phẩm Thăng long thành hoài cổ của Bà Huyện Thanh Quan

Hướng dẫn

Giới thiệu về tác phẩm Thăng long thành hoài cổcủa Bà Huyện Thanh Quan sẽ cung cấp thêm những thông tin về hoàn cảnh ra đời cũng như đặc sắc nội dung của bài thơ. Các bạn hãy cùng tham khảo nhé!

1. Hoàn cảnh sáng tác

Tác phẩm “Thăng long thành hoài cổ” là bài thơ thất ngôn bát cú Đường luật nổi tiếng của Bà Huyện Thanh Quan – một nữ thi sĩ thời cận đại của lịch sử văn học Việt Nam.

Hoàn cảnh ra đời bài thơ vào năm 1802, khi Nguyễn Ánh lên ngôi, lấy hiệu là Gia Long và đóng đô ở kinh thành Huế, đồng nghĩa với việc kinh đô Thăng Long đã mất địa vị trung tâm của đất nước về cả chính trị và văn hóa, kinh tế. Vốn xuất thân trong một gia đình quý tộc đời Lê, nên Thăng Long mãi mãi để lại trong lòng nữ thi sĩ những tình cảm và kỉ niệm sâu sắc. Khi Phú Xuân trở thành kinh đô của triều Nguyễn, Thăng Long được đổi thành Hà Nội, nỗi niềm tâm sự nhớ xưa kinh thành Thăng Long là nỗi niềm của một người đi xa. Bởi Bà Huyện Thanh Quan đã phải vào Phú Xuân làm nữ quan “Cung trung giáo tập” dạy cho các cung phi, công chúa. Trong một lần trở về kinh thành Thăng Long, kinh đô xưa, trước cảm xúc đau thương, tiếc nuối những kí ức đẹp về mảnh đất này, Bà Huyện Thanh Quan đã sáng tác bài thơ này.

2. Đặc sắc nội dung

Bài thơ “Thăng long thành hoài cổ” mang âm hưởng cổ kính mà thanh thoát, nhẹ nhàng, hình ảnh ước lệ nhưng có hồn có cảm. Sự phối hợp giữa ý tưởng với âm thanh đã tọa nên một thi điệu tự nhiên, uyển chuyển và hấp dẫn. Bài thơ khác xa so với những dòng chữ chắp nối công phu nhưng vẫn lủng củng, không hồn của đa số các bài thơ tiền Nguyễn. Tác phẩm được coi là một trong những bài thơ kiệt tác của nền thi ca trung đại dân tộc. Bài thơ “Thăng long thành hoài cổ” xứng đáng là một viên ngọc quý trong nền thi ca cổ điển Việt Nam.

Theo Vanmautuyenchon.com

Tags Bà Huyện Thanh Quan gia đình giới thiệu kỉ niệm văn học

16/08/2019

16/08/2019

16/08/2019

16/08/2019

16/08/2019

16/08/2019

Kể về khoảnh khắc mới vào trường THPT của em

Kể về khoảnh khắc mới vào trường THPT của em Bài làm Hôm nay, tôi …

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *