gioi-thieu-vai-net-ve-bai-tho-tung-gia-hoan-kinh-su

5 Likes comments off

Kho tài liệu văn học và bài tập làm văn hàng đầu Việt Nam

Giới thiệu vài nét về bài th


baivanhayKho tài liệu văn học và bài tập làm văn hàng đầu Việt Nam

Giới thiệu vài nét về bài thơ Tụng giá hoàn kinh sư

Hà Anh
11/12/2018 Văn mẫu lớp 7

254 Views

Giới thiệu vài nét về bài thơ Tụng giá hoàn kinh sư

Hướng dẫn

Năm 1285, Thoát Hoan mang 50 vạn quân sang xâm lược nước ta. Thế giặc rất mạnh; kinh thành Thăng Long thất thủ. Vị Tiết chế thống lĩnh đã tổ chức một cuộc rút lui chiến lược tài tình, để bảo toàn binh lực, chờ thời cơ phản công.

Xuân – hè năm Ất Dậu, quân ta phản công như vũ bão. Trận Hàm Tử quan do tướng Trần Nhật Duật chỉ huy, quân ta thắng lớn, tướng Mông cổ là Toa Đô bị chém cụt đầu. Đầu tháng 6, tại Chương Dương độ, Trần Quang Khải đại thắng. Hàng vạn giặc bị tiêu diệt, bị bắt sống. Quân ta thu được nhiều chiến thuyền, vũ khí, lương thảo của giặc Mông cổ. Thừa thắng, quân ta tiến lên giải phóng thành Thăng Long, rồi quét sạch quân giặc ra khỏi bờ cõi. Trần Quang Khải cùng đoàn quàn thắng trận rước xa giá Thái thượng hoàng Trần Thánh Tông và vua Trần Nhân Tông trở về kinh thành Thăng Long.

Trong hoàn cảnh lịch sử hào hùng ấy, Thượng tướng Trần Quang Khải đã viết bài thơ ‘Tụng giá hoàn kinh sư’ bằng chữ Hán, theo thể ngũ ngôn tứ tuyệt Đường luật; luật trắc, vần bằng, có hai vần: ‘quan – san’-, hai câu 1, 2 đối nhau:

‘Đoạt sáo Chương Dương độ,

Cầm Hồ Hàm Tử quan.

Thái bình tu trí lực,

Vạn cổ thừ giang san’

Đây là bản dịch thơ của học giả Trần Trọng Kim:

‘Chương Dương cướp giáo giặc,

Hàm Tử bắt quân thù.

Thái bình nên gắng sức,

Non nước ấy ngàn thu’

Chủ đề:

Bài thơ ‘Tụng giá hoàn kinh sư’thể hiện lòng tự hào về niềm vui thắng trận, đồng thời nói lên nghĩa vụ công dân hãy đem tài trí xây dựng đất nước thái bình bền vững muôn đời.

Theo Baivanhay.com

Tags giới thiệu Trần Nhân Tông Trần Quang Khải Tụng giá hoàn kinh sư

29/08/2021

29/08/2021

16/07/2020

17/03/2019

15/12/2018

15/12/2018

Giải thích câu nói của Lenin: Học, học nữa, học mãi

Giải thích câu nói của Lenin: Học, học nữa, học mãi Bài làm Mở bài …

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *