Kho tài liệu văn học và bài tập làm văn hàng đầu Việt Nam
Cảm nhận của em về đoạn tríc
Kho tài liệu văn học và bài tập làm văn hàng đầu Việt Nam
Cảm nhận của em về đoạn trích Trao duyên
Hà Anh
06/01/2022 Bài văn hay
309 Views
Cảm nhận của em về đoạn trích Trao duyên
Bài làm
Nguyên bản của Truyện Kiều vốn có cái tên là Đoạn trường tân thanh có nghĩa là tiếng kêu đứt ruột. Tác phẩm xoay quanh những câu chuyện về cuộc đời bi kịch của nàng Kiều với biết bao những tiếng khóc kêu thương đến xé lòng. Theo dõi toàn bộ tác phẩm thì người đọc không khó để nhận ra Trao duyên là một trong những tiếng kêu than đầu tiên đánh dấu cuộc đời nhiều sóng gió, chồng chất truân chuyên của nàng Kiều. Thúy Kiều cũng từng may mắn như ai khi bản thân “tài nữ” cũng có mối duyên tình đáng ngưỡng mộ với chàng “tài tử văn nhân” Kim Trọng. Nhưng sóng gió gia đình xảy ra khiến Thúy Kiều phải trao lại duyên cho em gái mình là Thúy Vân trong sự tan nát cõi lòng.
Gia đình Kiều vốn có cuộc sống bình yên, Thúy Kiều và Thúy Vân cũng vốn có cảnh sống “Êm đềm trướng rủ màn che/ Tường đông ong bướm đi về mặc ai” nhưng không ngờ tai họa lại giáng xuống một cách không thể đột ngột hơn. Gia đình Kiều bị thằng bán tơ vu oan, khiến cha và em Kiều bị bắt giam vào ngục tối, bị đánh đập, tra tấn vô cùng dã man. Của lả trong nhà cứ không cánh mà bay. Là người con gái trưởng trong gia đình, vốn tính ngoan ngoãn, công dung, hiếu thảo, luôn lo nghĩ cho người khác. Chuyện này xảy ram Kiều không thể ngoảnh mặt làm ngơ. Nỗi oan khiên không đâu ập xuống gia đình, giáng họa lên đầu tất cả mọi người, không trừ một ai, nhưng dường như Thúy Kiều đã đến mức cùng cực của sự xót xa cho cảnh ngộ gia đình và không muốn cả nhà phải chịu những nỗi khổ sở không đâu nữa. Chính vì vậy mà Kiều nguyện đứng ra hứng chịu tất cả. Nàng Thúy Kiều quyết định bán mình chuộc cha.
Quyết định này được đưa ra cũng không hề dễ dàng, qua biết bao những trăn trở, lo âu, suy nghĩ trước sau Kiều đưa ra được phán quyết chắc nịch cho chính cuộc đời nàng. Kiều không chỉ biết trước được cuộc đời tăm tối tương lai mà còn ngặt một nỗi vì chữ hiếu mà nàng sẽ trở thành kẻ phụ tình. Thúy Kiều mới ngày hôm qua thôi còn được hưởng một cuộc sống yên bình, hơn hết nàng còn hạnh phúc vô cùng với mối tình đầu đẹp đẽ và trong sáng với Kim Trọng. Nàng trao trọn trái tim cho người thương, hai người còn thề nguyền sống chết… Vậy mà giờ đây, cớ sự lại thành ra như vậy, Thúy Kiều đau đớn, buồn tủi vô cùng.
Nàng Thúy Kiều trân quý mối tình của mình vô cùng, đau đớn hổ thẹn vì là kẻ phụ tình, lo lắng cho Kim Trọng chuyện tương lai, thương Kim Trọng, nàng quyết định nhờ Thúy Vân – người em gái mà nàng hết sức tin tưởng thay mình trả nghĩa cho chàng Kim
“Cậy em, em có chịu lời,
Ngồi lên cho chị lạy rồi sẽ thưa.
Giữa đường đứt gánh tương tư,
Keo loan chắp mối tơ thừa mặc em”
Thúy Kiều là chị, là bề trên của Thúy Vân nhưng Thúy Kiều cũng không ngần ngại “cậy” nhờ em. Thúy Kiều đã thực sự bị đẩy vào đường cùng, giữa chữ hiếu và chữ tình, nàng chỉ có thể sống trọn vẹn với một. Vậy nhưng vì thương người yêu, muốn Kim Trọng có nơi có chốn tốt đẹp, nàng chẳng còn cách nào khác cậy nhờ em gái mình, trao lại duyên cho em mình, nhờ em tiếp tục mối lương duyên đó. Có như vậy nàng cũng sẽ bớt những day dứt, dằn vặt vì phụ tình chàng
“Kể từ khi gặp chàng Kim
Khi ngày quạt ước, khi đêm chén thề
Sự đâu sóng gió bất kì
Hiếu tình khôn lẽ hai bề vẹn hai”
Thúy Kiều không giấu giếm Thúy Vân điều gì, nàng kể lại cho Thúy Vân về cuộc gặp gỡ định mệnh với chàng Kim, chuyện thề nguyền của hai đứa, chia sẻ với em chuyện sóng gió gia đình để em có thể thấu hiểu cặn kẽ hoàn cảnh của mình, để em có nguyên cớ mà giúp mình. Thúy Kiều là người con gái sống tại thời kỳ phong kiến phồn thịnh, những giáo huấn của lề thói tam tòng, tứ đức buộc chặt lên tấm thân của những người phụ nữ, chính bởi vậy mà sự hy sinh tưởng chừng rất lớn lao cao cả của Thúy Kiều đặt trong hoàn cảnh xã hội đó lại thấy sự hy sinh như vậy là rất đỗi bình thường. Qua đây có thể thấy, thân phận của người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa thật sự đáng thương vô cùng. Vì chữ hiếu mà đánh đổi chữ tình, trái tim Kiều đau đớn khôn nguôi.
“Ngày xuân em hãy còn dài
Xót tình máu mủ thay lời nước non
Chị dù thịt nát xương mòn
Ngậm cười chín suối hãy còn thơm lây”
Thực chất chị em đều “xuân xanh xấp xỉ tới tuần cập kê” vậy mà Thúy Kiều lại nói lẻ “ngày xuân em hãy còn dài”, đau đớn lắm, nhưng biết sao được, quyết định bán mình, nàng cũng đã có chút dự trù về tương lai, nhưng quan trọng hơn, phải từ bỏ tình yêu, nàng tưởng chừng cuộc sống của mình từ nay coi như chấm hết. Nhưng trong đau khổ tuyệt vọng đến cùng cực, Thúy Kiều còn biết lo cho hạnh phúc của người khác, đức hi sinh của nàng lớn lao vô cùng. Thuyết phục được em thuận lòng, nàng trao lại kỷ vật kỷ vật giữa nàng và chàng Kim:
“Chiếc thoa với bức tờ mây
Duyên này thì giữ, vật này của chung”
Thúy Kiều trân trọng kỷ vật, mong em cũng giúp mình giữ gìn. Cuộc đời này của nàng đã chấm dứt, nàng nguyện dành hết sức lực của mình vì hạnh phúc và bình yên cho gia đình:
“Mai sau dù có bao giờ,
Đốt lò hương ấy, so tờ phím này.
Trông ra ngọn cỏ lá cây,
Thấy hiu hiu gió thì hay chị về.
Hồn còn mang nặng lời thề,
Nát thân bồ liễu, đền nghì trúc mai.”
Thúy Kiều không còn thiết tha gì với cuộc sống, không còn gì để nàng có thể bấu víu để sống, để tồn tại nữa. Những rốt cuộc, cho dù biết thân phận mình sẽ tăm tối nhưng vẫn lo lắng và nghĩ suy cho người khác. Vẫn khôn nguôi hướng về sự yên bình như xưa cho gia đình, không nguôi nghĩ về người yêu, day dứt vì sự phụ tình của mình. Tấm lòng của Thúy Kiều thật cao đẹp. Đau đớn đến uất hận, nàng khóc trong sự xót xa đến xé lòng:
“Trăm nghìn gửi lạy tình quân,
Tơ duyên ngắn ngủi có ngần ấy thôi
Phận sao phận bạc như vôi!
Đã đành nước chảy hoa trôi lỡ làng.”
Kiều đau đớn khôn nguôi, biết bao nhiêu những đắng cay trong lòng giờ đành nuốt nghẹn. Dù không muốn, dù thấy nhọc lòng nhưng lời đã nói ra, phận coi như đã được định, hơn hết chữ “hiếu” trong nàng lớn lao và sâu sắc vô cùng. Chính bởi vậy, dù biết con đường phía trước chông gai nhưng Thúy Kiều bằng lòng chấp nhận.
Nguyễn Du dành nhiều tình cảm cho Thúy Kiều, cũng là những tình cảm ông dành cho số phận những người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa. Đức hạnh của họ không được trân trọng một cách xứng đáng. Nàng Kiều có được trọn vẹn cái sắc, cái tài nhưng bị dòng đời xô đẩy đến mức quá bi thương. Có được tình yêu nhưng không còn được kết nối với tình yêu, hơn hết lại còn phải trao duyên lại, thật muôn phần đau đớn.
Minh
Tags bản thân Cảm nhận chữ hiếu con đường cuộc sống em gái gia đình hanh phuc ngày xuân người em gái nguyễn du suy nghĩ Thề nguyền tình yêu Trao duyên truyện kiều Tương tư
22/01/2022
22/01/2022
22/01/2022
06/01/2022
06/01/2022
06/01/2022
Soạn bài Sơn tinh Thủy tinh
Bài tập làm văn soạn bài Sơn tinh Thủy tinh lớp 6 bao gồm các …
Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *
App
Văn mẫu tổng hợp dùng trên điện thoại với hơn 30.000 bài văn mẫu hay nhất, giải bài tập văn SGK, soạn văn đầy đủ chi tiết.
Kho tài liệu văn học và bài tập làm văn hàng đầu Việt Nam
Cảm nhận của em về đoạn tríc