Kho tài liệu văn học và bài tập làm văn hàng đầu Việt Nam
Bình luận câu tục ngữ: Ăn cỗ
Kho tài liệu văn học và bài tập làm văn hàng đầu Việt Nam
Bình luận câu tục ngữ: Ăn cỗ đi trước, lội nước theo sau
Hà Anh
06/09/2018 Văn mẫu lớp 9
279 Views
Bình luận câu tục ngữ: Ăn cỗ đi trước, lội nước theo sau
Bài làm
Nhân dân ta từ xa xưa đã có truyền thống lao động hăng say, cần cù chăm chỉ nhưng bên cạnh những con người bỏ sức lao động ra để có được thành quả thì có những người muốn hưởng những điều tốt đẹp nhất mà không muốn đổ giọt mồ hôi nào, những người muốn đứng lên bằng sức lực của người khác. Cũng từ đó mà ông cha ta đã có câu “Ăn cỗ đi trước, lội nước theo sau” để lên án những con người có bản chất như thế.
Để hiểu được nội dung mà những ý nghĩa mà ông cha ta gửi gắm vào câu tục ngữ mỗi người cần có cái nhìn nhiều chiều về vấn đề, đầu tiên xét về nghĩa đen, câu tục ngữ cho ta thấy được những sự việc vô cùng quen thuộc trong đời sống xã hội của con người, những việc mà ai cũng đã từng trải qua, từng nghĩ tới, đơn giản mà nói khi được mời đi ăn cỗ những người chủ động thời gian tới sớm sẽ được ngồi chỗ tốt đẹp nhất, được ăn những phần ngon nhất, thức ăn đầy đủ, ngon lành, không phải tranh giành hay lo đói bụng nhưng những người đến sau chắc chắn sẽ bị thiệt thòi hơn rất nhiều, nếu xét trên khía cạnh của vấn đề này thì những người như thế được coi là rất sáng suốt.
Còn về vấn đề lội nước, chắc chắn ai cũng hiểu rõ ràng trong vấn đề này, những người đi trước qua một dòng sông, dòng suối sẽ không biết phía trước mình có những gì, không biết dưới chân mình ra sao, chỉ có thể dùng phán đoán và sự may mắn để tiến về phía trước, sẽ không thể lường trước được sự nông sâu hay nguy hiểm gì đang tồn tại ở phía trước, nhưng đối với những người đi theo sau sẽ không phải lo vấn đề đấy, tất cả những mối nguy hiểm đều đã có người trải nghiệm trước đó, những chỗ an toàn, những chỗ không an toàn đều đã biết từ đó sẽ có thể tránh những chỗ nguy hiểm mà người đi trước gặp phải, sẽ có quãng đường thuận lợi vô cùng.
Nhưng hàm ý của câu tục ngữ mà ông cha ta gửi gắm không chỉ dừng ở đó, nó còn bao hàm một ý nghĩa sâu xa hơn thế rất nhiều, lên án phần nào bộ phận trong xã hội mà ở thời kì nào cũng có, câu tục ngữ muốn nhắc tới những kẻ có lối sống tham lam thực dụng, ích kỉ, những kẻ nắm bắt lấy thời cơ để hớt tay trên của mọi người, vơ vét của cải tiền tài vật chất về cho riêng mình để hưởng lợi, khi gặp khó khăn sẽ tìm cách đùn đẩy hết tất cả trách nhiệm cho người khác gánh hộ bản thân mình. Đây là một lối sống đáng lên án vô cùng trong xã hội của chúng ta, cách sống đi ngược lại với đạo lí của dân tộc, đi ngược lại với thuần phong mĩ tục của con người Việt Nam, nhưng những con người như thế vẫn còn tồn tại, không những thế họ còn phát triển và giàu có hơn bất kì người nông dân chăm chỉ nào. Họ dùng sự ranh mãnh tinh quái của mình để chiếm đoạt mồ hơi nước mắt của những con người chân chất thật thà.
Mỗi chúng ta cần bỏ sức lao động ra để phấn đầu với những kết quả ở phía trước, tự đứng trên đôi chân của mình và dùng đôi chân đó bước qua khó khăn, bước qua thử thách để cuối cùng những thành công đạt được sẽ đáng chân trọng hơn rất nhiều. Sống cuộc sống không phải lo lắng, tự hiểu năng lực bản thân để hài lòng với những thành tích đạt được.
Câu tục ngữ trở nên có ý nghĩa vô cùng trong thời buổi hiện nay, khi mà có những con người lạm dụng quyền lợi để trục lợi cho bản thân, để phục vụ cuộc sống của riêng mình, chỉ biết nhìn lên mà không bao giờ cúi đầu nhìn xuống.
17/04/2022
06/01/2022
06/01/2022
06/01/2022
06/01/2022
06/01/2022
Phân tích bài Đấu tranh cho một thế giới hòa bình
Phân tích bài Đấu tranh cho một thế giới hòa bình Bài viết văn của …
Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *
App
Văn mẫu tổng hợp dùng trên điện thoại với hơn 30.000 bài văn mẫu hay nhất, giải bài tập văn SGK, soạn văn đầy đủ chi tiết.
Kho tài liệu văn học và bài tập làm văn hàng đầu Việt Nam
Bình luận câu tục ngữ: Ăn cỗ