Nội Dung Bài Thơ Con Chim Chiền Chiện

9 Likes comments off

ꋖꀍơ ꀍꁲꂖ

Bài Thơ Con Chim Chiền Chiện ❤️️Nội Dung, Hình Ảnh, Giáo Án
Bài Thơ Con Chim Chiền Chiện ❤️️ Nội Dung, Hình Ảnh, Giáo Án ✅ Bài Thơ Cực Kỳ Ý Nghĩa Và Ngắn Gọn Dễ Hiểu Cho Trẻ Mầm Non


ꋖꀍơ ꀍꁲꂖ

Bài Thơ Con Chim Chiền Chiện ❤️️Nội Dung, Hình Ảnh, Giáo Án

Bài Thơ Con Chim Chiền Chiện ❤️️ Nội Dung, Hình Ảnh, Giáo Án ✅ Bài Thơ Cực Kỳ Ý Nghĩa Và Ngắn Gọn Dễ Hiểu Cho Trẻ Mầm Non Mẫu Giáo.

NỘI DUNG CHÍNH

Bài thơ Con chim chiền chiện

Tác giả: Huy Cận


Con chim chiền chiện

Bay vút, vút cao

Lòng đầy yêu mến

Khúc hát ngọt ngào.






Cánh đập trời xanh

Cao hoài, cao vợi

Tiếng hót long lanh

Như cành sương chói




Chim ơi, chim nói

Chuyện chi, chuyện chi?

Lòng vui bối rối

Đời lên đến thì…




Tiếng ngọc trong veo

Chim gieo từng chuỗi

Lòng chim vui nhiều

Hát không biết mỏi.




Chim bay, chim sà

Lúa tròn bụng sữa

Đồng quê chan chứa

Những lời chim ca.




Bay cao, cao vút

Chim biến mất rồi

Chỉ còn tiếng hót

Làm xanh da trời…




Con chim chiền chiện

Hồn xanh quê nhà

Sáng nay lại hót

Tưng bừng lòng ta.




Thohay.vn Chia sẽ ❤️️ Bài Thơ Chim Én ❤️️ Nội Dung, Hình Ảnh, Giáo Án

Tranh Và Hình Ảnh Bài Thơ Con Chim Chiền Chiện

Giáo Án Bài Thơ Con Chim Chiền Chiện

Giáo Án Bài Thơ Con Chim Chiền Chiện

Ι. Mục tiêu:

1. Kiến thức :

– Trẻ biết tên bài thơ, tên tác giả, trẻ thuộc thơ.

– Trẻ hiểu nội dung bài thơ, trả lời được câu hỏi của cô giáo.




2. Kỹ năng

– Phát triển ngôn ngữ mạch lạc, rõ ràng.

– Rèn trẻ kỹ năng đọc diễn cảm, đọc thơ kết hợp với một số hình thức.


3. Thái độ

– Giáo dục trẻ biết yêu quý và bảo vệ các loài vật.  


II. Chuẩn bị


– Giáo án

– Nhạc bài hát “Con chim non”

– Tranh minh họa bài thơ








III. Tiến hành

Hoạt động cơ

Hoạt động của trẻ

1. Hoạt động 1: Gây hứng thú:




– Cô và trẻ hát bài hát “Con chim non”

– Các con vừa hát bài hát gì ?

– Trong bài hát nhắc đến con vật gì?

– Chúng mình biết những loại chim gì?

– Chúng mình phải làm gì với các loại chim?

– Cô khẳng định lại: Có rất nhiều các loại chim, trong đó chúng mình phải biết yêu quý, bảo vệ những loài chim có ích với cuộc sống nhé.








2. Hoạt động 2: Giới thiệu, đọc mẫu:

– Có 1 loài chim giúp ích cho con người được một nhà thơ nói tới trong bài thơ của ông đấy. Để biết đó là loài chim gì cô xin mời chúng mình cùng lắng nghe cô đọc bài thơ “Con chim chiền chiện” của nhà thơ Huy Cận nhé.

– Cô đọc lần 1: Cô đọc diễn cảm

– Cô vừa đọc bài thơ gì? Do ai sáng tác?

– Đọc lần 2 với hình ảnh minh họa.

+ Giảng giải nội dung bài thơ: Nói về một loài chim đó là chim chiền chiện bắt sâu giúp cho cây lúa thêm tươi tốt và còn giúp cho cuộc sống thêm tươi vui nhờ có tiếng hót ngọt ngào của nó.








3. Hoạt động 3: Giúp trẻ hiểu tác phẩm:

+ Cô vừa đọc các con nghe bài thơ gì? Của tác giả nào?

– Trong bài thơ nói về con chim gì?

+ Con chim chiền chiện nó thường bay như thế nào?

– Và tiếng hót của chiền chiền thì làm sao?

– Chúng mình biết bay vút cao có nghĩa là gì không?

+ Giải thích “ vút cao ” là bay rất nhanh lên cao

– Vậy khúc hát ngọt ngào là ntn?

+ Giải thích: “Ngọt ngào” có nghĩa là hót rất là hay.

– Chúng mình biết đoạn thơ nào nói đến tiếng hót ngọt ngào của chiền chiền không?
















“ Con chim chiền chiền

……………………

Khúc ca ngọt ngào”


– Hình ảnh bầy chim bay như thế nào?

– Đố chúng mình biết chim sà để làm gì?

– Nhờ có chim chiền chiện xà xuống để bắt sâu cho cây lúa nên cây lúa như thế nào?

– À đúng rồi đấy con chim chiền chiện không những nó có giọng hát hay mà nó còn biết giúp con người bắt sâu ở cánh đồng lúa để lúa trổ được những bông lúa no tròn bụng sữa đấy.

– Trích dẫn:






“ Chim bay chim sà

………………..

Những lời chim ca”


– Chúng biết câu thơ nào nói đến con chim chiền chiện bay cao, xa không?

“Bay cao, cao vút

…..

Làm xanh da trời”


– Khi chim đã biến mất chỉ còn lại điều gì?

– Qua bài thơ chúng mình cảm thấy như thế nào?

– Để bảo vệ loài chim chúng mình phải làm gì nhỉ?

( Mỗi câu hỏi 2-3 trẻ.)

– Cô khẳng định và giáo dục trẻ: Đúng rồi đấy các con ạ, chim mang lại cho con người ta rất nhiều lợi ích, nên chúng mình phải biết yêu quý loài chim, không được bắt, phá những tổ chim chúng mình nhớ chưa nào.






4. Hoạt động 4: Dạy trẻ đọc thơ:

– Cho trẻ đọc cùng cô 2 – 3 lần.

– Đọc thi đua theo tổ.

– Cho nhóm, cá nhân trẻ lên đọc.

(Cô chú ý sửa sai cho trẻ)

– Cho trẻ đọc theo yêu cầu của cô (Theo hiệu lệnh)


5. Hoạt động 5: 
Củng cố: TC “Ô cửa kỳ diệu”

– Cô giới thiệu cách chơi và luật chơi:

+ Cách chơi: Cô chia lớp làm 3 đội , cô có các ô cửa phía sau các ô của là hình ảnh minh họa cho nội dung bài thơ. Chúng mình sẽ mở lần lượt các ô cửa, nhiệm vụ của các đội là quan sát hình ảnh và xem đó là đoạn nào trong bài thơ. Thời gian suy nghĩ là 5 giây, các đội sẽ rung xắc xô để dành quyền trả lời. Sau khi mở các ô của đội nào trả lời được đúng nhiều nhất sẽ là đội chiến thắng.

+ Luật chơi: Khi 5 giây kết thúc, đội nào rung rắc xô trước sẽ giành được quyền trả lời, trả lời sai thì nhường lượt chơi cho đội khác.

– Cô tổ chức cho trẻ chơi ( Cô kiểm tra đáp án sau mỗi lần chơi )

– Kết thúc trò chơi cô nhận xét, tuyên dương, khuyến khích trẻ

*Kết thúc: Cho trẻ đọc bài thơ “Con chim chiền chiện ” rồi ra sân chơi.






















Thohay.vn Tặng Bạn ❤️️ Bài Thơ Chia Bánh ❤️️Nội Dung, Hình Ảnh, Giáo Án