phan-tich-tu-tuong-nhan-dao-cua-nguyen-trai-duoc-the-hien-qua-tac-pham-binh-ngo-dai-cao

Kho tài liệu văn học và bài tập làm văn hàng đầu Việt Nam

Phân tích tư tưởng nhân đạo


Kho tài liệu văn học và bài tập làm văn hàng đầu Việt Nam

Phân tích tư tưởng nhân đạo của Nguyễn Trãi được thể hiện qua tác phẩm Bình ngô đại cáo

Hà Anh
09/12/2018 Văn mẫu lớp 10

281 Views

Phân tích tư tưởng nhân đạo của Nguyễn Trãi được thể hiện qua tác phẩm Bình ngô đại cáo

Hướng dẫn

Đề bài: Bình ngô đại cáo là áng thiên cổ hùng văn khẳng định chủ quyền, sức mạnh dân tộc với niềm tự hào sâu sắc. Đồng thời qua tác phẩm này, tác giả Nguyễn Trãi cũng thể hiện tư tưởng nhân đạo rõ nét qua quan điểm yên dân, trừ bạo. Anh chị hãy phân tích tư tưởng nhân đạo của Nguyễn Trãi được thể hiện thông qua bài thơ Bình Ngô đại cáo.

I. Dàn ý chi tiết

Giới thiệu tư tưởng trong tác phẩm

Cảm nghĩ, trách nhiệm của bản thân trong thời đại mới

II. Bài tham khảo

Nguyễn Trãi một nhà văn, nhà thơ vĩ đại của dân tộc ta, là cây trụ cột trong lâu đài cổ văn học Việt Nam, ông dành cả cuộc đời mình cho những sáng tác, những cống hiến vì nước vì dân, những khoảng trống cuộc đời bất hạnh đã tạo nên con người ông, tạo nên những tác phẩm để đời cho nhân loại, trong số những tác phẩm mà ông xây dựng nổi bật hơn cả là “Bình ngô đại cáo” tác phẩm chất chứa nỗi niềm của ông với tư tưởng nhân đạo xuyên suốt toàn tác phẩm.

Một con người dành cả cuộc đời mình cống hiến cho đất nước, dành toàn bộ tâm trí lo nghĩ cho dân, ông viết theo dòng cảm xúc của mình, viết theo những gì ông biết, ông thấy, ông chứng kiến chứ không phải tưởng tượng, bịa đặt ra và rồi xuất phát từ tận đáy lòng ông mà ông xây dựng nên tác phẩm như một bản tuyên ngôn độc lập được viết theo thể cáo, một thể loại được vua chúa dùng để trình bày chủ trương, tuyên bố vấn đề, khẳng định điều gì đó trước mọi người, và ông dùng tuyên ngôn đó để tố cáo tội ác của lũ cướp nước coi mạng người như cỏ rác.

Đối với ông việc nhân nghĩa cốt ở yên dân là tư tưởng xuyên suốt cuộc đời mình, ông sống và cống hiến hết mình cho lí tưởng đó, cũng xuất phát từ nhân dân mà ra nên ông hiểu rõ những nổi khổ mà nhân dân phải chịu đựng, phải trải qua, những khó khăn mà người nông dân mang trên mình mỗi ngày. Bè lũ cướp nước đã dùng vũ lực, chúng coi dân ta không phải là con người, như vật bị bỏ đi từ đó mà chèn ép, áp bức, bóc lột thảm hại, không chỉ có những lũ ác ôn từ phương xa tiến vào đất nước ta mà chính những người trong xã hội, những con người cùng sống, lớn lên trên cùng mảnh đất cũng bán nước cầu vinh.

Ông vô cùng thấu hiểu và thương xót cho nhân dân, những con người khốn khổ dưới cuối của tầng lớp xã hội, những con người chân chất thật thà đầy tình yêu thương nhưng lại bị đối xử tệ bạc vô cùng, sự thấu cảm đó của ông xuất phát bởi chính ông cũng đã từng là người dân trốn tránh giặc. Từ đó trong ông luôn có một sự căm hận đối với lũ bán nước và cướp nước. chúng “ Nướng dân ta trên ngọn lửa hung tàn”. Chúng “Vùi con đỏ xuống dưới hầm tai vạ”… Sự căm thù quân xâm lược bao nhiều càng làm cho tình thương trong ông với nhân dân cao cả và lớn lao bấy nhiêu, những hình ảnh trong bài làm người đọc không khỏi rơi nước mắt khi chúng phá nhà, phá cửa, phá con người và thiên nhiên trên mảnh đất của nhân dân ta, chúng vừa khai thác vừa phá hoại những thứ mà không thuộc về chúng. Tư tưởng nhân nghĩa đã làm cho động lực dẹp yên giặc bạo vô cùng lớn lao, một tư tưởng của tướng Lê Lợi, của ông cũng như bao con dân Việt Nam khác.

Tư tưởng của ông trong tác phẩm là sự kết hợp một cách hài hòa giữa nhân dân và thực tiễn của dân tộc, ông hiểu nhân dân, ông yêu nhân dân luôn hết lòng vì nhân dân từ đó mà ông đặt mình vào là một người dân để thấu hiểu những gì mà lũ cướp nước đã gây ra, hòa mình vào nhân dân để vạch trần bộ mặt tàn ác, gian xảo của chúng, một lũ giả danh giả nghĩa cướp nước một cách trắng trợn. Và nhân nghĩa của ông gắn liền với bảo vệ chủ quyền đất nước, đưa nhân dân độc lập, tự do, dân chủ.

Những người đi trước đã dùng xương máu của mình mà gây dựng nên đất nước, đã sẵn sàng hi sinh qua bao thế hệ, chiến đấu tới cùng trong bất kì hoàn cảnh nào để những thế hệ sau này có được một cuộc sống ấm no hạnh phúc, vì vậy mỗi người trong chúng ta cần biết cách gìn giữ, ngày càng phát triển mạnh mẽ hơn nữa đất nước trong tương lai

Theo Vanmautuyenchon.com

Tags bản thân Cảm nghĩ Cảm nhận con người cuộc sống giới thiệu hành động hanh phuc lí tưởng Nguyễn Trãi phân tích quan điểm tác giả Nguyễn Trãi tình yêu tình yêu thương tưởng tượng Tuyên ngôn độc lập văn học

16/08/2019

16/08/2019

16/08/2019

16/08/2019

16/08/2019

16/08/2019

Kể về khoảnh khắc mới vào trường THPT của em

Kể về khoảnh khắc mới vào trường THPT của em Bài làm Hôm nay, tôi …

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *