Nội Dung Bài Thơ Chiếc Xe Lu Mầm Non

ꋖꀍơ ꀍꁲꂖ

Bài Thơ Chiếc Xe Lu ❤️️ Nội Dung, Hình Ảnh, Giáo Án Trọn Bộ
Bài Thơ Chiếc Xe Lu ❤️️ Nội Dung, Hình Ảnh, Giáo Án Trọn Bộ ✅ ThoHay.vn Chia Sẻ Bài Thơ Chiếc Xe Lu Đọc Cho Các Bé Cùng N


ꋖꀍơ ꀍꁲꂖ

Bài Thơ Chiếc Xe Lu ❤️️ Nội Dung, Hình Ảnh, Giáo Án Trọn Bộ

Bài Thơ Chiếc Xe Lu ❤️️ Nội Dung, Hình Ảnh, Giáo Án Trọn Bộ ✅ ThoHay.vn Chia Sẻ Bài Thơ Chiếc Xe Lu Đọc Cho Các Bé Cùng Nghe.

NỘI DUNG CHÍNH

CHIẾC XE LU

Tác giả: Trần Nguyên Đào

CHIẾC XE LU

Tớ là chiếc xe lu

Người tớ to lù lù

Con đường nào mới đắp

Tớ san bằng tăm tắp

Con đường nào rải nhựa

Tớ là phẳng như lụa

Trời nóng như lửa thiêu

Tớ vẫn lăn đều đều

Trời lạnh như ướp đá

Tớ càng lăn vội vã

Mau chóng xong đường này

Cho các bạn trồng cây

Xe cộ bon bon chạy

Rộn rịp người qua lại

Rồi tớ lại ra đi

Cái bụng sôi ầm ì

Ngửi thấy mùi đất mới

Quãng đường xa đang đợi…

Tớ là chiếc xe lu

Đừng chê tớ lù lù






































Tặng Bạn ❤️Bài Thơ Đoàn Tàu Lăn Bánh ❤️️Nội Dung, Hình Ảnh, Giáo Án

Tranh Thơ Tớ Là Chiếc Xe Lu

Hình Ảnh Bài Thơ Tớ Là Chiếc Xe Lu

Giáo Án Bài Thơ Chiếc Xe Lu

Giáo án Bài Thơ Cho Các Bạn Cùng Tham Khảo

I. Mục đích – yêu cầu:


1. Kiến thức:


– Trẻ nhớ tên bài thơ “Chiếc xe lu”, tên tác giả “Trần Nguyên Đào”.

– Trẻ đọc thuộc bài thơ.

– Trẻ hiểu nội dung bài thơ: nói về hình dáng và công việc của chiếc xe lu.


2. Kỹ năng:






– Phát triển cho trẻ kỹ năng ghi nhớ.

– Phát triển ngôn ngữ mạch lạc, nói câu đầy đủ.

– Rèn đọc thơ diễn cảm cho trẻ

– Trẻ nói các từ: Chiếc xe lu; lù lù; vội vã; phẳng như lụa; nóng như lửa.


3. Thái độ:








– Giáo dục trẻ giữ gìn đ­ường phố: không vứt rác, biết bảo vệ và giữ gìn đường phố

II. Chuẩn bị:

– Hình ảnh bài thơ: “Chiếc xe lu”

– NDTH: Văn học, vận động.


III. Tiến hành


1. Gây hứng thú .




– Cho cả lớp hát bài hát: “ Cháu yêu cô chú công nhân”

-Trò chuyện với trẻ về nội dung bài hát.

– Giáo dục trẻ khi đi ra đường đi bên phải.

– Để có được những con đường bằng phẳng các chú công nhân cần đến 1 phương tiện, đó là chiếc xe lu. Hãy lắng nghe cô đọc bài thơ “Chiếc xe lu” của tác giả Trần Nguyên Đào.




2. Nội dung.

Hoạt động 1/Cô đọc diễn cảm

– Lần 1: Cô đọc thơ cho trẻ nghe (không tranh) thể hiện cử chỉ ,nét mặt.

– Hỏi trẻ tên bài thơ, tên tác giả?

+ Nói nội dung bài thơ:

– Bài thơ nói về chiếc xe lu cần cù, chăm chỉ không ngại trời nắng nóng hay lạnh giá vẫn làm cho các con đường bằng phẳng cho mọi người và xe cộ đi lại dễ dàng.

– Lần 2: Đọc thơ kết hợp hình ảnh minh họa trên máy tính

Hoạt động 2/Đàm thoại, trích dẫn, giảng giải.

– Cô vừa đọc cho các con nghe bài thơ gì? (chiếc xe lu)

– Do ai sáng tác? (Trần Nguyên Đào)

– Bài thơ nói về gì? (chiếc xe lu)

– Chiếc xe lu có dáng hình như thế nào?(to lù lù)




“Tớ là chiếc xe lu

Người tớ to lù lù”

+“To lù lù”, có nghĩa là chiếc xe rất to không được đẹp như những loại xe khác.

-Xe lu làm những công việc gì? (san bằng những con đường)

“Con đường nào mới đắp

Tớ là phẳng như lụa”

– Giải thích từ “phẳng như lụa” tức là phẳng đến mức không có gì nổi lên trên đường.

– Dù thời tiết nắng nóng hay lạnh giá xe lu vẫn làm việc như thế nào?

“Trời nóng như lửa thiêu

Tớ càng lăn vội vã”

-Xe lu mong chóng làm xong đường này để làm gì?

“Mong chóng xong đường này

Rộn rịp người qua lại”

– Sau khi làm xong đường này xe lu tiếp tục công việc của mình như thế nào?

“Rồi tớ lại ra đi

Quãng đường xa đang đợi”

– Chiếc xe lu mong muốn ở các bạn điều gì?

“Tớ là chiếc xe lu

Đừng chê tớ lù lù”

* GD: Trẻ biết yêu các nghề trong xã hội, qua bài thơ thấy chiếc xe lu san bằng những con đường giúp con người và xe cộ đi lại dễ dàng hơn.

  Hoạt động 3/Dạy trẻ đọc thơ .

– Cho cả lớp đọc thơ ( 2-3 lần )

– 3 tổ đọc, nhóm đọc, cá nhân đọc (Cô bao quát, sửa sai, động viên trẻ)

– Cả lớp đọc lại một lần bài thơ.


3. Kết thúc :

– Cô nhận xét chung tiết học, giáo dục trẻ nhẹ nhàng

– Đọc thơ “Chiếc xe lu” 1 lần

CHƠI, HOẠT ĐỘNG GÓC

– Cô giới thiệu các góc chơi, cho trẻ vào góc theo ý thích

– Cuối giờ cô nhận xét các góc và nhắc trẻ cất gọn đồ chơi.

CHƠI, HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI

. Mục đích:

– Trẻ được hít thở không khí trong lành và được dạo quanh sân trường.

– Rèn kỹ năng quan sát, ghi nhớ.

– Trẻ chủ động, tích cực khi tham gia hoạt động.

– Trẻ biết tên trò chơi, cách chơi, hứng thú tham gia chơi.

– Rèn kỹ năng chơi tập thể cho trẻ.






Chia Sẽ Bạn ❤️Bài Thơ Tiêu Chuẩn Bé Ngoan ️ ❤️️ Nội Dung, Hình Ảnh, Giáo Án