Kho tài liệu văn học và bài tập làm văn hàng đầu Việt Nam
Phân tích 4 câu thơ đầu bài
Kho tài liệu văn học và bài tập làm văn hàng đầu Việt Nam
Phân tích 4 câu thơ đầu bài thơ Thương vợ
Hà Anh
22/01/2022 Bài văn hay
1,715 Views
Phân tích 4 câu thơ đầu bài thơ Thương vợ
Bài làm
Tú Xương một trong những thi sĩ nổi tiếng được người đời nhận xét là có lối văn như thể lưỡi dao sắc nhọn mô tả chân thật xã hội phong kiến lạc hậu khi xưa. Vào cái thời ông sinh sống xã hội đã đảo lộn về mọi thứ, kể cả giá trị thiêng liêng nhất là tình thương giữa người với người cũng bị mai một, biến thành một thứ không đáng để vào mắt, thơ của ông là ví dụ rõ ràng nhất cho câu “Văn học nằm ngoài những quy luật của băng hoại. Chỉ mình nó không thừa nhận cái chết.”. Giọng thơ đả kích, phê phán thẳng thắn, cay độc, mạnh mẽ và hiếm có của ông nổi bật trên văn đàn Việt Nam đánh thẳng vào tâm lý người đọc về xã hội năm đó đáng sợ và vô tình ra sao. Lòng người có thể băng giá cỡ nào, thấy người gặp nạn như thể không khí mà lướt qua, ngay cả tình thương, đùm bọc lẫn nhau các anh chị em trong nhà cũng lạnh lẽo không còn chút hơi ấm mà chỉ chăm chăm giành giật của cải, vật chất ba mẹ để lại. Nhưng sắc màu văn thơ của ông nào chỉ có duy nhất sự trào phúng, châm biến mà nó còn len lỏi chút “trữ tình” tha thiết tuy ít nhưng đọng lại mãi trong tim các đọc giả “Sắc sảo nhưng có tình, trong tình có bén tựa lưỡi dao.” và thơ ông là thế. Là phản ánh sâu sắc về bộ mặt thật của xã hội thối nát nhưng phía sau xa vẫn có những mảnh tình, những hạnh phúc ấm áp, là trữ tình da diết nhưng vẫn len lỏi cái hiện thực đắng cay, cái éo le bất hạnh của đời người. Giữa dòng đời xã hội nhố nhăng, tồi tàn ông vẫn giữ lại cho mình chút sắc hồng ấm áp là tình yêu chân thành giữa người vợ và người chồng đã nên mối tơ duyên và bài thơ “Thương vợ” chính là sự biết ơn, yêu thương lớn lao của ông dành tặng cho người vợ của mình đã ngày đêm miệt mài chăm sóc gia đình không màng nắng mưa ngoài ra còn có những lời tự than tự trách bản thân ông quá vô dụng dù mang trên người cái trách nhiệm trụ cột của gia đình.
Phân tích 4 câu thơ đầu bài thơ Thương vợ
Bài thơ “Thương vợ” gồm sáu câu nhưng nổi bật nhất vẫn là bốn câu đầu nói về những hi sinh mà bà Tú đã làm cho gia đình:
”Quanh năm buôn bán ở mom sông
Nuôi đủ năm con với một chồng
Lặn lội thân cò khi quãng vắng
Eo sèo mặt nước buổi đò đông”
Chỉ vọn vẻn bốn câu nhưng Tú Xương ông đã thành công nói về những việc làm nặng nhọc của bà Tú, của người vợ mà mình yêu thương. Người phụ nữ hiền lành nết na, chân yếu tay mềm nhưng lại còng lưng ra, tự tay chăm sóc cho gia đình. Nếu vợ của Nguyễn Khuyến là phụ nữ “hay lam hay làm, thắt lưng bó que, sắn váy quai cồng, tất tưởi chân nam chân xiêu” thì bà Tú lại khác.
“Quanh năm buôn bán ở mom sống
Nuôi đủ năm con với một chồng”
“Quanh năm buôn bán” là cảnh làm ăn đầu tắt mặt tối của bà Tú, từ ngày này qua ngày nọ, từng giây từng phút ngay khi bà vừa thức dậy là lôi quầy hàng của mình ra mom sông mà buôn bán, kiếm từng đồng từng cắc một để mà còn lo cho những bữa ăn, những manh áo cái quần cho gia đình bảy người. “Mom sông” nơi mỏm đất nhô ra, ba bề bao bọc nước hoàn nước, rất chênh vênh nguy hiểm nhưng bà không màng đến sự hiểm nguy của bản thân mà chỉ ngày đêm lo sợ chồng con không được ăn no mặc ấm. Mặt khác hai chữ “nom sông” còn gợi tả cuộc đời đắng cay, phải vật lộn với tiết trời mà sinh sống. Gánh nặng gia đình đè lên vai một thân gầy yếu của bà và thông thương người ta đếm rau, con cá, từng cắc tiền kiếm được chứ nào ai lại “đếm” chồng, “đếm” con nhưng trong bài thơ của ông “năm con với một chồng” không phải là đếm số lượng mà là thể hiện cái sức nặng mà bà Tú đang gánh trên vai. Một mình bà phải gồng lên mà chăm sáu miệng ăn, không kể đến bà còn là phụ nữ người mà đáng ra phải được chồng thương yêu, phải ở nhà nội trợ để cho người trụ cột là ông Tú Xương lo lắng việc tiền bạc cho nhà, cho gia đình. Hai câu thơ đầu ẩn chứa nỗi niềm chua chát về gia cảnh của nhà ông, về nỗi khổ của bà Tú đông con và người chồng đang ăn lương của vợ và đồng thời ghi lại chân thật hình ảnh người vợ cần cù làm lụng ngày đêm, không để tâm tới tiết trời không để tâm tới hiểm nguy, tần tảo và đảm đang chăm lo cho gia đình.
Phần thực, tô đậm thêm chân dung bà Tú mỗi sáng mỗi tối đi đi về về, lo lắng làm ăn được ví như “thân cò” nơi “quãng vắng” mà “lặn lội” kiếm ăn. Ngôn ngữ thơ được nâng lên một nấc mới hoàn thiện hơn, rõ ràng hơn về hình ảnh bà Tú đổ từng giọt mồ hôi nước mắt, đếm từng đồng từng cắc mình đếm ra để đong đo xem có đủ cho nhà mình được bữa nào hay bữa đó
“Lặn lội thân cò khi quãng vắng
Eo sèo mặt nước buổi đò đông”
Ở những bài thơ khác như “con cò lăn lội bờ sông”, “con cò đi đón mưa” là chỉ hình ảnh đàn cò hay là những câu ca dao người đời truyền miệng nhau thì “thân cò” trong bài thơ của Tú Xương lại là hình ảnh bà Tú ngày đêm miệt mài khiến cho người đọc không cầm nổi nước mắt, đọng lại nơi trái tim các đọc giả một cảm xúc chân thành da diết, cảm động trước thân phận vất vả, cực khổ của người phụ nữ Việt Nam thời phong kiến tồi tàn. “Eo sèo” là từ láy tượng thanh chỉ sự làm rầy rà bằng lời đòi, gọi liên tiếp dai dẳng, gợi tả cảnh buôn bán tranh nhau, cãi vã nơi “mặt nước” lúc “đò đông”. Một cuộc đời lặn lội trong cảnh sắc sinh sống làm ăn “eo sèo”. Nghệ thuật đối đặc sắc đã làm nổi bật cảnh kiếm ăn kiếm kế sinh nhai cơ cực thời đó. Bát cơm manh áo mà bà Tú khổ cực kiếm được nuôi đủ năm con một chồng quả thật quá sức tưởng tượng, phải lặn lội nắng mưa mà kiếm từng miếng ăn cho chồng cho con và cho bản thân bà. Những bữa cơm ấm êm, những giấc ngủ ngon lành và bà Tú đã dùng sự khổ cực, mồ hôi nước mắt của mình đánh đổi những điều đó chỉ hy vọng chồng con được ấm bụng, được ăn ngon mặc ấm.
Bài thơ “Thương vợ” được viết theo thể Thất ngôn bát cú, là một trong những bài thơ “trữ tình” da diết của Tú Xương dành tặng cho vợ của mình, ghi chép lại những khổ cực của bà Tú và lòng biết ơn sâu sắc của ông dành cho bà đã gây cảm động người đọc, đã giúp người đọc như được tận mắt chứng kiến những khổ cực của người phụ nữ thời đó đã không màng hạnh phúc bản thân mà một lòng chăm lo chồng con, khổ cực và bất hạnh ra sao. Ngôn ngữ thơ bình dị, mộc mạc cùng các chi tiết trong thơ được ông chọn lọc kĩ càng, được ông dùng lối văn của mình mà khiến nó càng đậm sắc màu, như thể thơ ông đang “sống” vậy. Hình tượng thơ hàm súc, gợi cảm: thương vợ, thương mình, buồn cảnh gia đình nghèo nàn khó khăn. Là bài thơ trữ tình đặc sắc nhất của ông nói về người vợ, người phụ nữ khi xưa với bao đức tính tốt đẹp, hình ảnh bà Tú được nói đến rất gần gũi với hình ảnh người mẹ, người vợ trong xã hội thời đó.
Tags bản thân cần cù Con cò gia đình hanh phuc lòng biết ơn người mẹ nguyễn khuyến phân tích tả cảnh thương vợ tiền bạc tình yêu Tú Xương tưởng tượng văn học
22/01/2022
22/01/2022
06/01/2022
06/01/2022
06/01/2022
06/01/2022
Soạn bài Sơn tinh Thủy tinh
Bài tập làm văn soạn bài Sơn tinh Thủy tinh lớp 6 bao gồm các …
Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *
App
Văn mẫu tổng hợp dùng trên điện thoại với hơn 30.000 bài văn mẫu hay nhất, giải bài tập văn SGK, soạn văn đầy đủ chi tiết.
Kho tài liệu văn học và bài tập làm văn hàng đầu Việt Nam
Phân tích 4 câu thơ đầu bài